0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ công chức tại UBND

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN (Trang 70 -73 )

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ công chức tại UBND

huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

3.3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 18/03/2002 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”; cùng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong những năm qua, đội ngũ công chức đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, việc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm cán bộ đã được thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy định, bước đầu bố trí các chức danh công chức phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo; việc quản lý, sử dụng công chức đã dần đi vào nề nếp, hầu hết số công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển đều có trách nhiệm với công việc và vị trí công tác được giao, từng bước thực hiện tốt chế độ tiền lương, quy định đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức; vì vậy đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Đặc biệt là từ khi có Luật cán bộ công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Nghị định số114/2003/NĐ-CP; Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV; Nghị định số 112/2012/NĐ-CP thì đội ngũ công chức không ngừng được kiện toàn, củng cố, phần lớn được rèn luyện, thử thách trong quá trình công tác, được quan

tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, góp phần giúp hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và UBND cấp xã nói riêng có chuyển biến và hiệu quả hơn.

Đến nay, cơ bản đội ngũ công chức có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao các mặt công tác, khơi dậy được nguồn lực của nhân dân, nâng cao trình độ dân sinh, dân trí, dân chủ ở cấp xã, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phòng ở các địa phương và trên địa bàn cấp xã.

3.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Chợ Đồn cơ bản được giữ vững và phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2014-2016 ước đạt 16,6%; cơ cấu kinh tế mặc dù chưa đạt mục tiêu đề ra, nhưng đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Sản phẩm nông nghiệp có nhiều tiến bộ trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa, gắn với thị trường, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Những thành tựu kinh tế nói trên có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đội ngũ công chức như thu nhập bình quân đầu người tăng; điều kiện sống tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt, sự biến đổi cơ cấu kinh tế là một sức ép lớn đòi hỏi người công chức phải tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn để thích nghi với điều kiện làm việc mới, tăng năng lực cạnh tranh. Mặt khác, tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định đã tạo môi trường thuận lợi để huyện phát triển kinh tế, từ đó huyện có điều kiện đầu tư kinh phí, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc cho đội ngũ

công chức; các chế độ, chính sách đối với đội ngũ công chức được thực hiện tốt hơn.

Bên cạnh đó, khó khăn đặt ra cho huyện Chợ Đồn, đó là trình độ dân trí của huyện vẫn còn thấp so với khu vực và cả nước, vì vậy khi tạo nguồn, bổ sung cho đội ngũ công chức sẽ gây một sức ép lớn trong công tác đào tạo bồi dưỡng công chức sau này.

3.3.3. Thị trường lao động

Huyện Chợ Đồn có 22 xã và 1 thị trấn. Tổng số dân toàn huyện năm 2016 là 102.660 người với 17.641 hộ, trong đó nam có 52.622 người (chiếm 51,26% dân số toàn huyện); nữ có 50.038 người (chiếm 48,74% dân số toàn huyện).

Trong đó khu vực nông thôn (22 xã): dân số là 98.857 người, nam có 49.489 người, nữ 49.368 người. Số người trong độ tuổi lao động năm 2016 là 67.278 người, chiếm 65,5% dân số toàn huyện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện khoảng 23% và số lao động chưa có việc làm khoảng 2,8%.

Nhận thấy rằng, nguồn lao động của huyện khá dồi dào. Chất lượng nguồn lao động của huyện trong những năm qua tăng dần, năm 2016 đã tăng 16% so với năm 2014. Tuy nhiên, đa phần lao động tại khu vực nông thôn qua đào tạo vẫn còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng đội ngũ công chức.

3.3.4. Nhận thức của đội ngũ công chức

Thực tế cho thấy, nếu công chức không nhận thức được về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của chức danh đảm nhận, không chủ động cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng, thay đổi thái độ và hành vi của mình thì không thể đảm nhận và đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai.

Qua kết quả điều tra, hơn 80% tổng số công chức đều nhận thức được sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức đáp ứng sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, công việc họ đảm nhận cùng với sự

thay đổi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng về sự thay đổi đó lại thấp, đa số công chức cho rằng họ không thích nghi được, số này tập trung chủ yếu ở độ tuổi trên 50.

Điều này cho thấy, đội ngũ công chức chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc học tập, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng công việc trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN (Trang 70 -73 )

×