0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN (Trang 33 -36 )

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức

Chất lượng đội ngũ công chức là một chỉ tiêu tổng hợp về con người, chịu tác động tổng hòa từ nhiều yếu tố, có những yếu tố thuộc về truyền thống, sự vận động của xã hội, của cá nhân người công chức, nhưng chủ yếu là do quá trình giáo dục, đào tạo, việc làm, thu nhập, năng suất lao động, quan

hệ xã hội mà hình thành nên. Đặc biệt, chất lượng đội ngũ công chức chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi một số nhân tố như sau:

1.1.3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương

Trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta đang quyết tâm đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền chủ nghĩa; thì việc xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công việc, là khâu then chốt trong sự nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

Do đó, chất lượng đội ngũ công chức chịu sự điều chỉnh từ quan điểm của Đảng, Nhà nước nói chung và địa phương nói riêng. Đó chính là định hướng để đội ngũ công chức rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Như vậy, có thể nhận thấy quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ công chức.

1.1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng đội ngũ công chức nói riêng chịu sự chi phối khá lớn của nhân tố KT- XH. Mối quan hệ giữa chất lượng đội ngũ công chức và điều kiện KT- XH là mối quan hệ nhân quả, quan hệ qua lại hai chiều.

Nếu tình hình KT- XH ổn định, tăng trưởng tốt, việc làm, đời sống đảm bảo sẽ tạo động lực thúc đẩy đội ngũ công chức làm việc, sáng tạo và quan tâm đến nâng cao chuyên môn kỹ thuật. Ngược lại, nếu điều kiện KT- XH khó khăn, việc làm, thu nhập thiếu và thấp, xã hội không ổn định sẽ tác động xấu đến chất lượng cuộc sống. Khi đó, sức khỏe, trình độ văn hóa, chuyên

môn, kỹ thuật, các mối quan hệ xã hội thu hẹp dẫn đến chất lượng đội ngũ công chức giảm sút.

1.3.3.3. Thị trường lao động

Thị trường lao động là một trong những yếu tố giúp cung ứng nhân lực cho các cơ quan, tổ chức. Nếu thị trường lao động phát triển và đảm bảo cung ứng đủ nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng thì sẽ có nhiều ứng viên đáp ứng được các tiêu chuẩn vào các vị trí của công chức xã, thị trấn. Tuyển được người đủ tiêu chuẩn vào làm tại vị trí tuyển dụng góp phần nâng cao chất lượng công chức. Ngược lại, nếu thị trường lao động không đảm bảo cung ứng về số lượng và chất lượng các tổ chức lại phải tốn nhiều chi phí đào tạo để phù hợp với yêu cầu công việc.

1.1.3.4. Nhận thức của đội ngũ công chức

Đây chính là yếu tố cơ bản và quyết định chất lượng của mỗi công chức. Bởi vì nó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi con người. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, những việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại.

Nếu người công chức nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc phải nâng cao trình độ để giải quyết công việc, để tăng chất lượng thực thi công vụ thì họ sẽ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực. Họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới, những phương pháp làm việc hiệu quả. Nếu họ biết được vấn đề nâng cao phẩm chất đạo đức là hết sức quan trọng, là cái mà nhìn vào đó người ta có thể đánh giá được chất lượng của đội ngũ công chức, tính hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính hiện có thì họ sẽ luôn có ý thức để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm.

Ngược lại, khi đội ngũ công chức còn xem nhẹ những chuẩn mực đạo đức, nhân cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng quan liêu, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng làm giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với chính quyền Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN (Trang 33 -36 )

×