0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN (Trang 40 -40 )

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu luận văn là những dữ liệu thứ cấp thông qua các nguồn sau:

- Từ các tài liệu, công trình nghiên cứu, luận văn, bài báo khoa học, hội thảo, kỷ yếu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài của luận văn.

- Số liệu thứ cấp do UBND huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn cung cấp. - Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu thông qua một số website chính thống.

2.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, cụ thể như sau:

a. Đối tượng điều tra

Để tìm hiểu về chất lượng đội ngũ công chức của UBND huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, tác giả tiến hành điều tra hai đối tượng:

- Đội ngũ công chức của huyện

- Người dân trên địa bàn huyện/xã/thị trấn

b. Tổng thể đối tượng điều tra khảo sát

Tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn có tất cả 22 xã và 1 thị trấn với 396 công chức, vì thế tác giả xác định tổng thể đối tượng điều tra khảo sát như sau:

- Đối với công chức của huyện: tiến hành điều tra khảo sát tổng thể 396 công chức.

- Đối với người dân trên địa bàn huyện/xã/thị trấn: tác giả tiến hành điều tra 60 người dân tại 3 xã, thị trấn của huyện là thị trấn Bằng Lũng, xã Bình Trung, xã Phương Viên khi đến giao dịch tại bộ phận tiếp dân ở trụ sở UBND xã. Tác giả dùng phương pháp chọn mẫu không xác suất, chọn mẫu thuận tiện khi điều tra người dân tại 3 xã, thị trấn về chất lượng đội ngũ công chức của huyện nhằm có những đánh giá khách quan nhất. Bởi 3 đơn vị này có mật độ dân cư cao, tình hình kinh tế - xã hội phức tạp nhất huyện.

c. Thiết kế phiếu điều tra

Đối với phiếu điều tra dành cho đội ngũ công chức và dành cho người dân đều được thiết kế với bố cục 2 phần:

Phần 1: Thông tin cá nhân

Phần này được thiết kế để thu thập các thông tin về độ tuổi, giới tính, vị trí công tác, chức vụ, trình độ học vấn, thâm niên công tác của người được điều tra. Các thông tin này nhằm phân loại đối tượng khảo sát và phục vụ cho các phân tích kết quả nghiên cứu. Nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan của nghiên cứu, các bảng hỏi không yêu cầu người được hỏi trả lời về họ và tên, bộ phận người đó đang làm việc để đảm bảo giữ bí mật cá nhân cho người được hỏi.

Phần 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức tại UBND huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Đối với phiếu điều tra đội ngũ công chức, phần này tìm hiểu về những vấn đề như sức khỏe, thể lực, trí lực, tâm lực của công chức huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh đó, phiếu hỏi cũng xoay quanh vấn đề tuyển dụng, bố trí lao động, chất lượng công việc, công tác đào tạo, mức lương hiện tại, khen thưởng, kỷ luật, những mong muốn của công chức và các vấn đề liên quan.

Đối với phiếu điều tra người dân, phần này tìm hiểu chất lượng dịch vụ công mà đơn vị cung cấp.

d. Cách thức và số lượng phát phiếu điều tra

Phiếu điều tra được phát trực tiếp cho người dân, còn đối với công chức của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn thì được phát trực tiếp hoặc qua thư gửi bưu điện, email với số lượng như sau:

- Đối với người dân:

+ Số phiếu phát ra: 60 phiếu + Số lượng phiếu thu về: 44 phiếu

+ Số lượng phiếu trả lời hợp lệ: 44 phiếu (đạt 73,3% tổng số phiếu, đảm bảo được độ tin cậy)

- Đối với đội ngũ công chức: + Số phiếu phát ra: 396 phiếu + Số lượng phiếu thu về: 396 phiếu

+ Số lượng phiếu trả lời hợp lệ: 353 phiếu (đạt 89,1% tổng số phiếu, đảm bảo được độ tin cậy)

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập được các dữ liệu, tiến hành hệ thống hóa dữ liệu, đánh giá kết quả đạt được, kết hợp với kết quả thống kê để phân tích vấn đề nghiên

cứu, từ đó rút ra kết luận về nâng cao chất lượng cán bộ công chức huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp thống kê mô tả

*) Phân tổ thống kê

Phương pháp này được sử dụng tương đối phổ biến trong luận văn của tác giả. Các phương pháp phân tổ cụ thể được sử dụng bao gồm:

- Phân tổ phân loại: Số lượng công chức theo giới tính, theo trình độ lao động, theo độ tuổi…

- Phân tổ kết cấu: được sử dụng để tìm hiểu về trình độ lao động thay đổi qua các năm.

*) Bảng thống kê

Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này và có vai trò quan trọng trong việc phân tích thống kê. Các dữ liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

*) Đồ thị thống kê

Có hai loại đồ thị được sử dụng trong luận văn này là đồ thị hình tròn và đồ thị hình cột .

b. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so

sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu.

c. Phương pháp phân tích định tính

Phương pháp phân tích định tính được sử dụng nhằm tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, từ những thông tin, kết quả so sánh được, tác giả đưa ra các giả thiết và tiến hành phân tích các giả thiết đó xem giả thiết nào phù hợp, từ đó làm căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về thể lực công chức

Thể lực được xác định bởi tình trạng sức khỏe của đội ngũ công chức, được thể hiện thông qua quy mô và cơ cấu công chức theo độ tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng được tính theo công thức:

Tỷ lệ công chức theo tuổi (giới tính, chiều cao, cân nặng) =

Số lượng công chức theo độ tuổi (Giới tính, chiều cao, cân nặng)

x 100% Tổng số công chức

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về trí lực công chức

Trí lực được thể hiện thông qua quy mô và cơ cấu công chức có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, thâm niên nghề: tỷ lệ công chức có trình độ chuyên môn cao, tỷ lệ công chức thành thạo ngoại ngữ, tin học, tỷ lệ công chức biết tiếng dân tộc thiểu số, tỷ lệ thâm niên nghề được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ công chức theo trình độ học vấn, chuyên môn (chuyên môn, thành thạo

ngoại ngữ, tin học, thâm niên) =

Số lượng công chức theo trình độ học vấn, chuyên môn (chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ, tin học, thâm niên)

x 100% Tổng số công chức

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về tâm lực công chức

Tâm lực được thể hiện thông qua quy mô và cơ cấu công chức trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, công thức tính như sau:

Tỷ lệ công chức có trình độ lý luận chính trị

theo bậc đào tạo (phẩm chất đạo đức) =

Số lượng công chức có trình độ lý luận chính trị theo bậc đào tạo

(phẩm chất đạo đức)

x100% Tổng số công chức

2.3.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công chức

Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của đội ngũ công chức có thể thông qua:

- Kết quả đánh giá, xếp loại công chức theo công thức sau: Tỷ lệ công chức theo

mức độ hoàn thành

công việc loại i =

Số lượng công chức theo mức độ hoàn thành công việc loại i

x100% Tổng số công chức

- Chất lượng dịch vụ cung cấp được đánh giá thông qua hai tiêu chí: + Đánh giá của người dân về khả năng giải quyết công việc như có khả năng tiếp xúc với nhân dân; có khả năng làm việc tốt; biết khích lệ, động viên thực hiện những mục tiêu chung; làm tốt công tác tổ chức, tập hợp, vận động quần chúng.

+ Đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ cung cấp như quy trình, thủ tục dịch vụ hành chính được đơn vị công khai minh bạch; hồ sơ không bị mất mát, sai sót; phòng tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ rộng rãi, thoáng mát; người dân dễ dàng liên lạc với cán bộ thụ lý hồ sơ; thời gian giải quyết hồ sơ theo quy trình niêm yết hợp lý.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

3.1. Khái quát về huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Chợ Đồn nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên 91.115 ha chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Chợ Đồn có một thị trấn (Bằng Lũng) và 22 xã. Có ranh giới phía Bắc giáp huyện Ba Bể, phía Nam giáp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên, phía Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới, phía Tây giáp huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn, Na Hang tỉnh Tuyên Quang.

Với vị trí địa lý từ 105025’ đến 105043’ kinh độ Đông, từ 21057’ đến 22025’ vĩ độ Bắc. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Bằng Lũng cách thành phố Bắc Kạn khoảng 43km theo tỉnh lộ 257. Huyện Chợ Đồn có hệ thống giao thông khá đầy đủ với đường tỉnh lộ 254, 254B, 255, 257… các tuyến liên xã tương đối hoàn thiện tạo thuận lợi cho huyện trong giao lưu thương mại, phát triển kinh tế xã hội, du lịch.

Như vậy, huyện Chợ Đồn hội tụ khá đầy đủ các điều kiện, yếu tố cần và đủ về vị trí địa lý, đặc biệt là đường bộ để phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, từng bước phát triển trở thành đô thị trung tâm của tỉnh.

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế

Kinh tế huyện Chợ Đồn vẫn lấy Nông lâm nghiệp làm chủ đạo. Những năm qua, kinh tế nông lâm nghiệp, nông thôn của huyện Chợ Đồn đã có

những chuyển biến rõ rệt. Tiềm năng, lợi thế của địa phương bước đầu được khai thác có hiệu quả.

Những năm qua, huyện Chợ Đồn đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp với phương châm đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Bên cạnh đó là các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất. Nhờ đó, kết quả sản xuất nông lâm nghiệp có những bước tiến vượt bậc.

Trong 5 năm từ 2011 đến 2016, hệ số sử dụng đất tăng từ 1,97 lần lên 2,13 lần; các mô hình cánh đồng 30 triệu đồng, 50 triệu đồng/ha được nhân rộng từ 88ha lên 314ha; sản lượng lương thực có hạt tăng từ 22.000 tấn lên trên 24.300 tấn; bình quân lương thực đầu người vượt so với chỉ tiêu kế hoạch.

Ngoài các diện tích trồng cây nông nghiệp, Chợ Đồn cũng có diện tích rừng rộng lớn, với nhiều loại gỗ quý hiếm. Chợ Đồn hiện có trên 64.000ha đất lâm nghiệp, chiếm 71,04% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó rừng sản xuất có trên 47.000ha; rừng phòng hộ có gần 15.500ha, rừng đặc dụng có 1.700ha. Độ che phủ rừng đạt trên 57%, phân bố trên tất cả các xã, thị trấn.

Rừng là tài nguyên, là lợi thế tuyệt đối của huyện Chợ Đồn, khai thác hợp lý rừng sẽ không chỉ là nguồn nguyên liệu nhằm phát triển công nghiệp chế biến cho thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu mà còn là nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển bền vững sau này. Những năm qua, huyện đã đầu tư nhiều cho công tác quản lý, phát triển và khai thác tài nguyên rừng.

Cùng với việc phát triển cây lương thực và các loại cây màu khác, huyện Chợ Đồn đã và đang tập trung phát triển, mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Đến nay, nhiều loại nông sản địa phương đã trở thành sản phẩm uy tín trên thị trường,

được người dân ưa chuộng, trong đó tiêu biểu là Chè Shan (Tuyết), Hồng không hạt, Gạo Bao thai, Rượu men lá.

Do địa hình thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nên khả năng phát triển về công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế. Trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng phát triển kinh tế tại huyện, trong đó kêu gọi các nhà đầu tư tiến hành thăm dò và khai thác các nguồn lợi về khoáng sản, nhiều nhất là quặng sắt, chì, nên kinh tế huyện đã có bước tiến vượt bậc, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Bắc Kạn.

3.1.1.3. Đặc điểm xã hội

Theo Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2016, tổng dân số toàn huyện Chợ Đồn là 52.439 người. Mật độ dân số bình quân là 51 người/km², tập trung nhiều nhất ở thị trấn Bằng Lũng.

Trên địa bàn huyện Chợ Đồn có 7 dân tộc chủ yếu sinh sống; đó là:Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%. Cộng đồng và các dân tộc trong huyện với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, sâu sắc nhân văn và những truyền thống, tập quán trong lao động sản xuất có nhiều bản sắc dân tộc.

3.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Trong thời gian qua, huyện Chợ Đồn luôn chỉ đạo thực hiện việc kiện toàn về tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị trên địa bàn đảm bảo phù hợp, tinh gọn theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên.

Khối chính quyền huyện: Gồm Thường trực HĐND và UBND (Chủ tịch, các Phó chủ tịch HĐND và UBND), 15 phòng ban chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Các xã, thị trấn được thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật cán bộ, công chức, với số lượng định biên đối với cán bộ, công chức không đổi, được bố trí cán bộ chuyên trách gồm các chức danh bầu cử, công chức và cán bộ không chuyên trách.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn như sau:

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức UBND huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn

3.1.3. Đặc điểm đội ngũ công chức

Theo số liệu thống kê của Phòng Nội vụ huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, số lượng công chức được biên chế trong giai đoạn 2014 - 2016 được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Số lượng công chức biên chế của UBND huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 15/14 So sánh 16/15 +/- % +/- % Tổng số công chức huyện 408 402 396 -6 98,5 -6 98,5 Dân tộc Kinh 23 22 22 -1 95,7 0 100 Dân tộc Tày 250 246 243 -4 98,4 -3 98,8 Dân tộc Nùng 67 66 64 -1 98,5 -2 97 Dân tộc Dao 45 45 44 0 100 -1 97,8 Khác 23 23 23 0 100 0 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn)

Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng công chức của UBND huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn từ năm 2014 - 2016 có sự sụt giảm. Từ năm 2014, có tất cả 408 công chức, nhưng đến năm 2015, giảm 6 công chức và đến năm 2016,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN (Trang 40 -40 )

×