Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức tại ủy ban nhân dân huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 63 - 70)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2.Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ công chức

3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức tại UBND huyện chợ đồn,

3.2.2.Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ công chức

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

3.2.2. Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ công chức huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

3.2.2.1. Thực trạng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức

Nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ công chức trong quá trình phát triển KT-XH của huyện, vì vậy trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện uỷ Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã thường xuyên làm tốt công tác quán triệt, xây dựng các chương trình, kế hoạch, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kế hoạch, đề án của Trung ương, của tỉnh về công

tác cán bộ, góp phần nâng cao nhận thức, chất lượng của đội ngũ cán bộ trong toàn huyện, đặc biệt là chất lượng đội ngũ công chức, cụ thể đã ban hành các văn bản về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như:

- Đề án số 05-TT/HU ngày 05/12/2014 của Huyện uỷ Chợ Đồn về xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo.

- Kế hoạch số 04-KH/HU ngày 09/5/2014 của Ban Thường vụ huyện uỷ về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước.

- Kết luận số 35- KL/HU ngày 10/12/2014 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Chợ Đồn về xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ công chức xã, phường thị trấn và Huyện uỷ có Kết luận số 47- KL/HU ngày 04/01/2015 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về phê duyệt đề án "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khối Nhà nước cấp huyện và cán bộ chuyên trách, cán bộ chuyên môn các xã, thị trấn".

Trong giai đoạn 2014-2016, Huyện uỷ đã phối hợp với trường Chính trị tỉnh mở 4 lớp đào tạo bồi dưỡng lý luận cho cán bộ đương chức và cán bộ dự nguồn, kế cận các chức danh chủ chốt. Riêng đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã 100% đã bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước.

Đối với các chức danh chuyên môn như: Địa chính; Tư pháp; Tài chính - Kế toán; Văn phòng - Thống kê, huyện đã mở được 5 lớp đào tạo dài hạn trong đó có 3 lớp trung cấp hành chính văn phòng có 66 học viên của các xã, thị trấn trong huyện (trong đó có 22 đã tốt nghiệp và 44 học viên đang theo học) và mở 2 lớp trung cấp luật có 83 học viên đang trong giai đoạn chuẩn bị tốt nghiệp. Ngoài ra, hằng năm huyện đều tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức chuyên trách cấp xã.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho 20 đồng chí cán bộ đi đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở các trường trong và ngoài tỉnh; Tổ chức

3 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN tại huyện cho 127 đại biểu HĐND, cán bộ cơ sở và trưởng, phó thôn bản; 7 lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng cho 1.168 quần chúng ưu tú; 4 lớp bồi dưỡng cho 287 đảng viên mới kết nạp.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi học, UBND huyện Chợ Đồn đã tạo nhiều điều kiện cho cán bộ đi học như: Cán bộ xã đi học được hưởng nguyên mức phụ cấp sinh hoạt phí, được ngân sách cấp 100% tiền ăn, ở, tiền mua giáo trình học tập; tiền học phí, lệ phí thi, thực tập; tiền y tế phí, tiền tầu xe cho lượt đi và lượt về. Riêng đối với cán bộ là nữ đi học ngoài chế độ trợ cấp như trên còn được hưởng thêm các khoản trợ cấp khác như: Tiền trợ cấp thêm cho cán bộ nữ đi học ngắn hạn 300.000 đ/tháng; đi học dài hạn 200.000 đ/tháng.

Bảng 3.12. Số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho công chức huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

TT Hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn Số lượng (lớp) Số cán bộ tham dự (người) 1 Dài hạn - Trung cấp luật 2 83 - Trung cấp hành chính văn phòng 3 66 - Lý luận chính trị 4 102 2 Ngắn hạn

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước 3 127 - Bồi dưỡng cảm tình Đảng cho quần

chúng ưu tú 4 1.168

- Bồi dưỡng đảng viên mới kết nạp 4 287

- Tập huấn chuyên môn 3 786

Tổng cộng 23 2619

Nhìn chung công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong các năm qua đạt được những kết quả tốt, công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị được chú trọng. Chất lượng các lớp bồi dưỡng được nâng cao, nội dung, chương trình từng bước được cải tiến, thiết thực và sát với cơ sở, đã góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, năng lực, phương pháp công tác cho cán bộ cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở mỗi địa phương, đơn vị.

3.2.2.2. Thực trạng công tác tổ chức, bố trí sử dụng đội ngũ công chức

Điều tra 353 đối tượng là công chức trên địa bàn huyện Chợ Đồn, kết quả thu được phản ánh thực trạng chính sách bố trí sử dụng công chức theo 3 tiêu chí như sau:

- Về sự phù hợp giữa công việc với năng lực sở trường:

Sự phù hợp giữa công việc được giao với năng lực sở trường là một yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của đội ngũ công chức. Trong số những người được hỏi, có 15,5% trả lời có tác động rất nhiều đến động lực làm việc của công chức; 38,2% trả lời tác động nhiều; 36,2% trả lời tác động vừa phải; chỉ có 8,78% trả lời tác động ít và 2,32% trả lời có tác động rất ít.

Trong số công chức được hỏi về sự phù hợp giữa công việc được giao với năng lực sở trường, có 13,0% trả lời rất phù hợp; 9,3% trả lời phù hợp; 32,2% trả lời phù hợp ở mức độ vừa phải; có đến 24,3% trả lời không phù hợp và 9,3% trả lời là rất không phù hợp.

Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của công chức đối với công việc được giao thì có 7,1% trả lời rất hài lòng; 26,8% trả lời hài lòng; 40,9% trả lời hài lòng ở mức độ vừa phải; 25,4% trả lời không hài lòng và 6,8% ý kiến trả lời rất không hài lòng.

Công việc được giao mang tính thách thức là yếu tố có tác động nhiều đến động lực làm việc của công chức. Trong số công chức được hỏi, có 13,8% tin rằng công việc được giao mang tính thách thức có tác động rất nhiều đến động lực làm việc; 24,8% tin rằng có tác động nhiều; 42,2% tin rằng có tác động vừa phải; chỉ có 11,2% tin rằng có tác động ít và 5,4% tin rằng tác động rất ít đến động lực làm việc.

Hiện nay, công việc của công chức đòi hỏi tính thách thức tương đối cao. Trong số những người được hỏi, có 7,3% cho rằng công việc của công chức có sự thách thức rất cao; 29,2% cho rằng có sự thách thức cao; 38,4% cho rằng sự thách thức ở mức độ vừa phải; 23,5% cho rằng có sự thách thức thấp và 11,7% cho rằng sự thách thức là rất thấp.

Kết quả phân tích số liệu điều tra cho thấy một bộ phận công chức của UBND huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn chưa biểu lộ sự hài lòng cao về tính thách thức trong công việc được giao. Trong số công chức được hỏi, chỉ có 23,8% trả lời hài lòng hoặc rất hài lòng; 51,2% trả lời ở mức độ vừa phải; có 19,5% trả lời không hài lòng hoặc rất không hài lòng.

- Về cơ hội thăng tiến trong công việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ hội thăng tiến cũng là một trong những yếu tố có tác động nhiều đến động lực làm việc của công chức. Kết quả khảo sát cho thấy, có 26,8% công chức tin rằng cơ hội thăng tiến có tác động rất nhiều đến động lực làm việc; 32,8% tin rằng có tác động nhiều; 25,8% tin rằng có tác động vừa phải; chỉ có 7,7% tin rằng ác động ít và 3,5% tin rằng tác động rất ít.

Hiện nay, chính sách bố trí, sử dụng ở các địa phương chưa tạo được nhiều cơ hội phát triển cho đội ngũ công chức của huyện. Trong số những người được hỏi, chỉ có 2,9% cho rằng công chức có rất nhiều cơ hội phát triển; 19,8% cho rằng có nhiều cơ hội phát triển; 54,6% trả lời ở mức độ trung bình; 18,7% cho rằng có ít cơ hội phát triển và 8,3% cho rằng có rất ít cơ hội phát triển.

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn công chức huyện biểu lộ sự chưa hài lòng về việc bổ nhiệm, đề bạt công chức hiện nay. Trong số những người được hỏi, có 5,8% trả lời rất hài lòng; 18,8% trả lời hài lòng; 34,7% trả lời trung bình; 22,5% trả lời không hài lòng và 19,2% trả lời rất không hài lòng về việc bổ nhiệm, đề bạt.

3.2.2.3. Thực trạng công tác đãi ngộ đội ngũ công chức a. Chế độ lương

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 92/NĐ- CP về xếp lương cho công chức như sau:

*) Đối với cán bộ cấp xã:

- Cán bộ cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện xếp lương chức vụ, cụ thể:

+ Bí thư Đảng ủy: bậc 1 (2,35), bậc 2 (2,85).

+ Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND: bậc 1 (2,15), bậc 2 (2,65).

+ Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND: bậc 1 (1,95), bậc 2 (2,45).

+ Bí thư Đoàn TNCSHCM, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội CCB: bậc 1 (1,75), bậc 2 (2,25).

- Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ. Ngoài ra, còn được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương tối thiểu chung như sau:

+ Bí thư đảng uỷ: 0,30

+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20

+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.

- Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hiện hưởng, hàng tháng được hưởng 90% mức lương 1 bậc của chức danh hiện đảm nhiệm.

*) Đối với công chức cấp xã:

- Công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh đảm nhiệm, thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP; Những người hiện đang đảm nhiệm chức danh công chức cấp xã chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định thì được hưởng lương bằng 1,18 so với mức lương tối thiểu chung.

Bên cạnh đó, công chức tùy loại còn được hưởng các loại phụ cấp nhất định: thâm niên vượt khung, phụ cấp theo loại xã (xã loại 1 là 10%; xã loại 2 là 5%), phụ cấp kiêm nhiệm chức danh...

b. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Công chức trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, chức danh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định của pháp luật; Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã khi nghỉ việc đã hết tuổi lao động, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp theo quy định.

Như vậy, các chế độ, chính sách đối với đội ngũ công chức đã và đang dần được cải thiện, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà tiền lương của công

chức nhìn chung còn thấp, chưa đảm bảo đời sống. Theo thống kê qua phiếu điều tra, trong số 353 công chức được hỏi không có ý kiến nào cho rằng tiền lương công chức hiện nay cao; 2,3 % ý kiến cho rằng tạm đủ sống, 92,6% cho rằng không đủ sống; còn lại 5,1% cho rằng rất chật vật. Lý do họ đưa ra là vì chính sách tiền lương đối với công chức chưa phù hợp, còn mang tính bình quân, phụ thuộc vào hệ số bằng cấp, thâm niên, chưa trả lương theo vị trí, chức danh công việc đảm nhận; thấp hơn nhiều so với khu vực ngoài nhà nước; mức tăng của tiền lương cơ sở thấp; lương và phụ cấp chưa tính hết những khó khăn, đặc thù công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức tại ủy ban nhân dân huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 63 - 70)