Khái niệm động lực lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức tại Chi cục thuế Phủ Lý (Trang 27 - 29)

1.2.1.2 .Vai trò của cán bộ, công chức trong quản lý nhà nước

1.2.2.1. Khái niệm động lực lao động

“Động lực lao động là sự khao khát, tự nguyện của ngƣời lao động để tăng cƣờng nỗ lực nhằm hƣớng tới một mục tiêu, kết quả nào đó” (Nguyễn Ngọc Quân,

hay “ Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con ngƣời tích cực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hện của động lực là sự sẵn sàng, nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức cũng nhƣ bản thân ngƣời lao động” (Bùi Anh Tuấn( 2004), Giáo trình hành vi tổ chức)

Động lực cá nhân là kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con ngƣời và trong môi trƣờng sống và làm việc của con ngƣời. Do đó, hành vi có động lực ( hay hành vi đƣợc thúc đẩy, đƣợc khuyến khích) trong tổ chức là kết quả tổng hợp của sự kết hợp tác động của nhiều yếu tố nhƣ văn hóa của tổ chức, kiểu lãnh đạo, cấu trúc của tổ chức và các chính sách về nhân lực cũng nhƣ sự thực hiện các chính sách đó. Các yếu tố thuộc về cá nhân ngƣời lao động cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho chính họ: chẳng hạn nhƣ nhu cầu, mục đích, các quan niệm về giá trị.v.v.

Động lực làm việc của các cá nhân trong tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc cho cá nhân và tổ chức. Mục đích quan trọng nhất của tạo động lực là sử dụng hợp lý nguồn lao động, khai thác hiệu quả nguồn lực con ngƣời nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Tạo động lực làm việc cho CBCC có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nƣớc. Có nhiều cách hiểu khác nhau về động lực nhƣ động lực là lý do để thực hiện hành vi hay động lực là cái thúc đẩy con ngƣời làm hoặc không làm một điều gì đó. Tuy nhiên, trong nhiều tài liệu về quản lý nguồn nhân lực hay hành vi tổ chức, động lực đƣợc hiểu là sự khao khát và tự nguyện của con ngƣời nhằm đạt đƣợc mục tiêu hay kết quả cụ thể nào đó. Động lực là những nhân tố bên trong kích thích con ngƣời nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép, tạo ra năng suất, hiệu quả cao.

Động lực làm việc là sự thúc đẩy con ngƣời làm việc hăng say, giúp cho họ phát huy đƣợc sức mạnh tiềm tàng bên trong, vƣợt qua đƣợc những thách thức, khó khăn để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Động lực lý giải cho lý do tại sao một ngƣời lại hành động. Một ngƣời có động lực là khi ngƣời đó bắt tay vào làm

việc mà không cần có sự cƣỡng bức, khi đó, họ có thể làm đƣợc nhiều hơn điều mà cấp trên mong chờ ở họ. Động lực làm việc thể hiện dƣới nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ sự nhiệt tình, chăm chỉ, bền bỉ…

Nhƣ vậy, động lực xuất phát từ bản thân của mỗi con ngƣời. Khi con ngƣời ở những vị trí khác nhau, với những đặc điểm tâm lý khác nhau sẽ có những mục tiêu mong muốn khác nhau. Chính vì động lực của mỗi con ngƣời khác nhau nên nhà quản lý cần có những cách tác động khác nhau để đạt đƣợc mục tiêu trong quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức tại Chi cục thuế Phủ Lý (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)