Đổi mới và hoàn thiện chính sách đối với công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức tại Chi cục thuế Phủ Lý (Trang 103 - 104)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Kiến nghị với nhà nƣớc

4.3.1. Đổi mới và hoàn thiện chính sách đối với công chức

Chính sách là những công cụ điều tiết vô cùng quan trọng trong quản lí xã hội. Đối với đội ngũ công chức, chính sách có thể là động lực thúc đẩy cho sự phát triển, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiêm vụ, công vụ. Nhƣng ngƣợc lại, nếu chính sách bất hợp lí, nó sẽ làm triệt tiêu động lực phát triển, nảy sinh mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ, lãng phí chất xám…

Hiện nay, nhìn chung hệ thống chính sách đối với cán bộ, công chức ở nƣớc ta còn nhiều hạn chế, bất hợp lí. Trong thời gian tới, Nhà nƣớc và các cơ quan có thẩm quyền cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện các loại chính sách, chế độ khuyến khích đối với công chức nhƣ sau:

Thứ nhất, về thu hút và sử dụng nhần tài, chế độ khen thƣởng: trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, ngƣời có trình độ chuyên môn cao, ngƣời tài có nhiều cơ hội thăng tiến và thu nhập cao. Nếu nhà nƣớc không quản lí, sử dụng và thu hút tài năng trí tuệ của ngƣời có trình độ cao thì tình trạng “chảy máu chất xám” sẽ diễn ra ngày càng lớn. Do đó phải có chế độ đãi ngộ, khen thƣởng thỏa đáng với những công chức có trình độ và chuyên môn cao; thu hút ngƣời có tài, sinh viên xuất sắc vào làm việc trong bộ máy quản lí nhà nƣớc. Quá trình thực hiện phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản nhƣ: khách quan, công bằng, xóa bỏ hẳn quan niệm đẳng cấp, thứ bậc, chức vụ trong chính sách khuyến khích, khen thƣởng; tiến hành dân chủ, công khai; thƣờng xuyên và kịp thời với hình thức, mức độ khuyến khích, đãi ngộ phù hợp với quá trình cống hiến, sự đóng góp của công chức đối với lợi ích chung của đất nƣớc.

Thứ hai, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công chức: nếu không chú trọng đến việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công chức thì bản thân các

chính sách, chế độ khen thƣởng, khuyến khích cũng khó thực thi, ngƣời tích cực, kẻ thoái hóa; ngƣời có tài, kẻ bất tài lẫn lộn. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm đạo đức công vụ của công chức, cần ban hành và thực hiện quy chế công vụ gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan; thực hiện triệt để nguyên tắc công khai hóa hoạt động công vụ, nhất là ở các công việc có quan hệ trực tiếp với dân, những lĩnh vực nhƣ: tài chính, thuế, ngân hàng, nhà đất,…đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền trong các cơ quan quản lí nhà nƣớc.

Thứ ba, thực hiện sắp xếp, hoàn thiện bộ máy và biên chế công chức, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. Trên cơ sở đó, từng bƣớc giảm bớt tổng biên chế hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc, nâng dần mức lƣơng tối thiểu của cán bộ, công chức. Thực hiện triệt để việc khoán qu lƣơng đối với các cơ quan quản lí nhà nƣớc là một biện pháp nhằm tinh giản biên chế có hiệu quả đối với nhiều cơ quan trong thời gian qua. Tuy nhiên biện pháp này cần thực hiện đồng bộ với nhiều giải pháp cơ bản khác cùng nhằm một mục đích là xây dựng một đội ngũ công chức vững mạnh, góp phần thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức tại Chi cục thuế Phủ Lý (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)