Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức tại Chi cục thuế Phủ Lý (Trang 41 - 43)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phƣơng pháp điều tra thực tế bằng bảng hỏi và phỏng vấn để tìm hiểu ý kiến của các đối tƣợng liên quan. Ngƣời đƣợc hỏi sẽ trả lời ý kiến và kiến nghị của mình về vấn đề đƣợc hỏi. Trong luận văn này, học viên tiến hành thu thập thông tin bằng phiếu điều tra, khảo sát, phỏng vấn các nhân viên, lãnh đạo đang làm việc liên quan đến việc tạo động lực làm việc cho CBCC.

Mô tả bảng khảo sát: gồm 2 phần

Phần 1: Thông tin cá nhân nhƣ giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, chức danh, thu nhập hàng tháng

Phần 2: Nội dung khảo sát

Nội dung điều tra, khảo sát chủ yếu xoay quanh một số vấn đề cụ thể sau: - Thứ bậc nhu cầu của CBCC

- Đánh giá mức độ hài lòng của CBCC đối với công việc - Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng thăng tiến

Việc điều tra khảo sát, phỏng vấn lấy ý kiến của các đối tƣợng liên quan nhằm đánh giá về thực trạng việc tạo động lực làm việc đối với đội ngũ CBCC nói

chung và Chi cục Thuế Phủ Lý nói riêng, cũng nhƣ cân nhắc các kiến nghị đổi mới mà các đối tƣợng này đƣa ra.

Điều tra chọn mẫu đối với công chức tại Chi cục thuế thành phố hủ Lý: Qui trình nghiên cứu gồm 4 bƣớc: (1) Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết, tác giả xác định các vấn đề cần quan tâm và các tiêu chí điều tra. (2) Bƣớc kế tiếp là tiến hành điều tra có chọn lọc đối tƣợng mẫu. (3) Thống kê các phiếu thu về. (4) hân tích kết quả điều tra.

Chọn đối tƣợng điều tra: Do số lƣợng CBCC tại Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý không nhiều nên học viên tiến hành điều tra tổng thể tất cả công chức tại Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý bao gồm đầy đủ thành phần: nam - nữ; già - trẻ; lãnh đạo - nhân viên. Tác giả xác định rằng ngƣời lao động Việt Nam không dễ bộc bạch những điều họ suy nghĩ, nhất là những vấn đề thuộc về lợi ích cá nhân cho nên khi phát phiếu điều tra tác giả có cam kết giữ bí mật thông tin và lƣu ý ngƣời trả lời không nhất thiết phải điền thông tin về họ tên.

Số phiếu điều tra phát ra: 56 (chiếm 100% tổng số cán bộ công chức tại cơ quan). Số phiếu thu về: 56. Số phiếu đạt yêu cầu: 56 (100% - so với số phiếu thu về).

Khi lựa chọn đối tƣợng để phát phiếu điều tra, tác giả có tính toán để đảm bảo tính đại diện của mẫu. Tuy nhiên, do số lƣợng CBCC ở độ tuổi dƣới 30 hạn chế nên số phiếu thu về đạt yêu cầu thì mức độ đại diện có giảm ở phân nhóm theo độ tuổi. Cụ thể, trong tổng số 56 phiếu thì độ tuổi dƣới 30 là 02 phiếu, từ 30-40 là 31 phiếu, từ 40 trở lên là 23 phiếu. Nhƣng tính đại diện của tổ giới tính, trình độ chuyên môn và chức danh vẫn đảm bảo tính đại diện cao: 31 nam/25 nữ; 42 đại học trở lên/ 14 cao đẳng- trung cấp; 22 lãnh đạo/ 34 công chức thừa hành.

2.2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

hƣơng pháp lấy số liệu thứ cấp dựa trên:

Các số liệu thống kê đƣợc thu thập thông qua các tài liệu thống kê tại đơn vị, báo cáo đã đƣợc xuất bản, các báo, tạp chí, internet, các kết quả của một số công

trình nghiên cứu liên quan đã đƣợc công bố ( thu thập các thông tin từ công trình nghiên cứu trƣớc đây).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức tại Chi cục thuế Phủ Lý (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)