Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức tại Chi cục thuế Phủ Lý (Trang 29 - 31)

1.2.1.2 .Vai trò của cán bộ, công chức trong quản lý nhà nước

1.2.2.2.1. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động

Đây là nhóm nhân tố xuất phát từ chính bản thân ngƣời lao động, nó chính là động cơ, động lực chính thôi thúc ngƣòi lao động để đạt đƣợc mục tiêu riêng của họ. Nhóm nhân tố này bao gồm:

a. Mục tiêu của cá nhân

Mục tiêu của cá nhân chính là động cơ thôi thúc ngƣời lao động làm việc, một khi cá nhân có mục tiêu r ràng thì hành động của họ sẽ tốt hơn. Mỗi ngƣời có mục tiêu khác nhau, từ đó hành động của họ sẽ khác nhau để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Để đạt đƣợc mục tiêu của mỗi ngƣời lao động, ngƣời quản lý phải sâu xát, tiếp cận, quan tâm đến họ nhiều hơn bởi vì mục tiêu của họ sẽ là động cơ thôi thúc họ hành động mà động cơ của con ngƣời rất khó nhận biết, nó là cái xảy ra bên trong con ngƣời.

b. Hệ thống nhu cầu cá nhân

Nhu cầu là cơ sở để tạo động lực lao động bởi lẽ khi những nhu cầu đƣợc thoả mãn thì con ngƣời sẽ hăng hái làm việc và gắn bó với công việc hơn. Hệ thống nhu cầu của con ngƣời bao gồm:

- Nhu cầu thiết yếu của cuộc sống bao gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu về tinh thần nhƣ: nhu cầu ăn mặc, ở, đi lại, nhu cầu nghỉ ngơi giải trí…

- Nhu cầu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ nhận thức. Với điều kiện khoa học k thuật phát triển nhƣ vũ bão thì ngƣời lao động cần phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn.

- Nhu cầu thẩm m và xã hội: . Đƣợc làm việc trong một môi trƣờng đảm bảo yêu cầu về thẩm m cũng nhƣ nhân chủng học sẽ khuyến khích ngƣời lao động làm việc hăng say, nhiệt tình và phát huy tính sáng tạo trong công việc. Mặt khác, hầu hết mọi ngƣời đều sống và làm việc trong một môi trƣờng xã hội nhất định vì vậy họ có nhu cầu đƣợc quan hệ với những ngƣời khác và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự hợp tác. Hay nói cách khác là nhu cầu bạn bè, giao tiếp.

- Nhu cầu đƣợc tôn trọng: Đây là một nhu cầu cấp cao của con ngƣời, đó chính à nhu cầu có địa vị, đƣợc ngƣời khác công nhận và tôn trọng, cũng nhƣ nhu cầu tự tôn trọng mình.

Nghiên cứu hệ thống của ngƣời lao động sẽ cho biết ngƣời lao động muốn gì, từ đó ngƣời quản lý sẽ có biện pháp nhằm thoả mãn những nhu cầu đó, từ đó khuyến khích họ hành động tốt hơn, tích cực lao động, hăng say sáng tạo.

c. Sự khác biệt về các khía cạnh cá nhân của người lao động

Mỗi cá nhân sẽ có tính cách khác nhau do vậy việc tạo động lực cho mỗi cá nhân sẽ khác nhau. Nhà quản lý cần đƣa ra các biện pháp tạo động lực phù hợp với đại đa số các cá nhân trong tập thể.

Trình độ khả năng của những ngƣời lao động khác nhau cũng rất khác nhau. Ngƣời lao động có trình độ, khả năng cao thì động lực lao động của họ là: cuộc sống đầy đủ hơn, địa vị xã hội cao hơn….Những ngƣời trình độ k thuật thấp thì luôn cố gắng nâng cao trình độ tay nghề phục vụ công việc của họ và xác lập địa vị trong xã hội.

Sự khác biệt về giới tính, tuổi sẽ dẫn đến mục đích sống khác nhau, nhu cầu khác nhau: khi còn trẻ tuổi con ngƣời có nhu cầu phấn đấu trong sự nghiệp, khi về già họ lại cần sự an toàn, ồn định….Vì vậy nắm r tâm lý của mỗi độ tuổi, mỗi giới tính là điểu cần thiết đối với ngƣời quản lý.

Tình trạng kinh tế cũng là một trong những khía cạnh tạo nên sự khác biệt giữa những ngƣời lao động. Khi thu nhập và điều kiện sống còn khó khăn thì nhu cầu vật chất luôn đƣợc đặt lên hàng đầu, nhƣng khi cuộc sống sung túc thì họ lại có nhu cầu về địa vị, quyền lực.

d. Quan điểm thái độ cá nhân người lao động với tổ chức

Đó chính là cách nhìn nhận của cá nhân ngƣời lao động đối với công việc cũng nhƣ với lãnh đạo trong tổ chức. Qua cách nhìn nhận này, ngƣời lao động thể hiện thái độ chủ quan của mình nhƣ yêu, ghét, thích, không thích, bằng lòng hay không bằng lòng…..Nếu ngƣời lao động có thái độ tích cực với công việc, tổ chức thì họ sẽ hăng say, gắn bó với công việc và có năng suất lao động cao, hoặc ngƣợc lại họ sẽ cảm thấy chán nản và không muốn làm việc nữa.

Ngoài ra sự khác nhau trong nhận thức về giá trị cuộc sống cũng tạo ra sự khác biệt về mục đích và động cơ của mỗi cá nhân. Nếu cá nhân nhìn nhận giá trị một cách đúng đắn thì thái độ và hành vi của họ sẽ mang tính tích cực còn ngƣợc lại sẽ tạo ra những hành vi tiêu cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức tại Chi cục thuế Phủ Lý (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)