Các định hướng của quốc gia và của tỉnh

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 56 - 59)

I. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC

3.Các định hướng của quốc gia và của tỉnh

3.1. Định hướng phát triển rừng đặc dụng toàn quốc: Quan điểm lấy phát triển rừng để bảo tồn đa dạng sinh học đã được nêu rõ trong định hướng phát triển lâm nghiệp toàn quốc đến 2020 trong đó có phần định hướng phát triển rừng đặc dụng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như sau: Rà soát và củng cố hệ thống rừng đặc dụng Quốc gia hiện có với tổng diện tích không quá 2,16 triệu ha theo hướng nâng cao chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học, đảm bảo đạt các tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; không phát triển tràn lan các vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên. Đối với các hệ sinh thái chưa có hoặc còn ít, có thể đầu tư xây dựng thêm một vài khu mới ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và các vùng đất ngập nước ở đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Cần xây dựng các hành lang đa dạng sinh học nhằm hình thành các vùng sinh thái lớn hơn.

3.2. Định hướng phát triển KTXH của tỉnh đến 2 2 .

3.2.1. Định hướng chung. a, Về kinh tế:

Thời kỳ 2011 - 2015: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 17 - 18%/năm, trong đó: nông, lâm, thuỷ sản khoảng 5 - 6%; công nghiệp - xây dựng

khoảng 26 - 27%; dịch vụ khoảng 15 - 16%.

Thời kỳ 2016- 2020: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14 - 15%/năm, trong đó: nông, lâm, thuỷ sản tăng 5 - 6%; công nghiệp - xây dựng tăng 18 - 19%; dịch vụ tăng 14 - 15%.

b, Về môi trường:

- Tỷ lệ số hộ được dùng nước hợp vệ sinh đạt khoảng 90% năm 2015 và 100% năm năm 2020.

- Đến năm 2020: 100% các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường; tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải công nghiệp, rác thải y tế đạt 100% vào năm 2015.

c, Về qu c phòng an ninh: bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

3.2.2. Định hướng phát triển lâm nghiệp. * Định hướng phát triển 3 loại rừng:

- Đối với rừng đặc dụng: Đến năm 2020, quy hoạch ổn định diện tích rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa 84.682,35ha. Bảo vệ và phát triển bền vững 2 vườn quốc gia (Bến En, Cúc Phương); 3 khu bảo tồn thiên nhiên (Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên); 2 khu bảo tồn loài (Sến Tam Quy và Nam Động); 4 khu di tích lịch sử văn hóa (Lam Kinh, Hàm Rồng, Đền Bà Triệu, Trường Lệ Sầm Sơn) theo Quyết định số 3857/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh.

- Đối với rừng phòng hộ: Đến năm 2020, quy hoạch ổn định 180,5 nghìn ha rừng phòng hộ. Tập trung đầu tư xây dựng và phát triển các khu rừng phòng hộ ở đầu nguồn các con sông lớn và các hồ đập thủy lợi, thủy điện; Xây dựng và phát triển rừng phòng hộ khu vực hành lang - vành đai biên giới Việt - Lào; coi trọng việc đầu tư xây dựng và phát triển rừng phòng hộ chắn sóng và xạt lở bờ biển; Đầu tư trồng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan đô thị, các khu công nghiệp và công cộng.

- Rừng sản xuất: Đến năm 2020, diện tích là 360,8 nghìn ha, phục vụ đầu tư xây dựng và phát triển có chiều sâu, có định hướng theo vùng (vùng kinh doanh gỗ lớn, vùng trồng luồng, vùng trồng gỗ nguyên liệu, vùng trồng cao su) gắn với công nghiệp chế biến. Đầu tư, phát triển sản xuất và chế biến lâm sản ngoài gỗ. Tiếp thu và chuyển giao khoa học, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh phát triển rừng.

* Định hướng phát triển lâm nghiệp theo vùng, lĩnh vực kinh doanh nguyên liệu tập trung:

- Vùng miền núi: Gồm 11 huyện (Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Thường Xuân, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc lặc, Như Thanh, Như Xuân, Thạch Thành, Cẩm Thủy). Nhiệm vụ chính là bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng nhằm đảm bảo nguồn nước; bảo vệ nguồn gien động thực vật; sản xuất gỗ lớn, vật liệu xây dựng; phát triển lâm sản ngoài gỗ trọng tâm là cây Luồng, Mây và một số cây thuốc làm dược liệu.

- Vùng đồng bằng: Gồm 10 huyện (TP Thanh Hóa, TX Bỉm Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Thọ Xuân). Nhiệm vụ chính là bảo vệ rừng hiện có đặc biệt là các khu rừng lịch sử văn hóa; trên cơ sở tận dụng đất trống, đất gò đồi trồng rừng nhằm cung cấp gỗ cho sản xuất ván nhân tạo, nguyên liệu giấy, trồng cây phân tán trên các kênh mương, đường giao thông, công sở trường học. Chú trọng xây dựng đường băng xanh cản lửa trong các khu rừng thông.

- Vùng ven biển: Gồm 6 huyện (Tĩnh Gia, Quảng Xương, TX Sầm Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn). Nhiệm vụ chính là bảo vệ đai rừng phòng hộ ven biển hiện có, trồng mới trên đất vùng đồi gò, bãi cát ven biển, đất ngập mặn, trồng cây phân tán trên các kênh mương, đường giao thông, công sở, trường học, khu công nghiệp.

Quyết định s 4364/QĐ-UBND ngày 28/12/1011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa giai

đoạn 2011- 2020)

3.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của 2 huyện Quan Hóa, Quan Sơn.

Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của 2 huyện Quan Hóa và Quan Sơn thực hiện theo Quyết định số 2688/QĐ-UBND, ngày 05/8/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Quyết định số 380/QĐ-UBND, ngày 28/01/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng phát triển kinh tế xã hội khu vực miền núi đến năm 2020 theo Quyết định số 2253/QĐ-UBND ngày 13/7/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội miền núi đến năm 2020, cụ thể:

3.3.1. Định hướng phát triển nông lâm nghiệp huyện Quan Hóa đến năm 2020: Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng, năng suất và hiệu quả. Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung ( vùng nguyên liệu giấy, vùng đậu tương, vùng nuôi bò thịt hàng hoá,...). Đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn, tạo thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp cho cư dân nông thôn. Giá trị sản xuất ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản đến năm 2020 tổng giá trị sản xuất đạt 356,6 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2016 - 2020 là 7,3%; tổng sản lượng lương thực có hạt đến năm 2020 đạt 19,4 nghìn tấn.

- Phát triển lâm nghiệp theo hướng đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường, phục vụ công nghiệp chế biến một cách hợp lý, hạn chế tối đa ảnh hưởng của phát triển thuỷ điện đối với diện tích đất lâm nghiệp. Đến năm 2020 có 44.120,0 ha rừng sản xuất, 17.423 ha rừng phòng hộ và 23.153,0 ha rừng đặc dụng; nâng độ che phủ rừng lên 85,0% vào năm 2020. Năm 2020 GTSX đạt 203,2 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 57,0% trong nội bộ ngành, tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2016 -2020 đạt 8,01%.

- Phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù hợp với quy hoạch không gian xây dựng làng (bản) và quy hoạch tổng thể phát triển

KT -XH của huyện; kết hợp việc hỗ trợ của Nhà nước với phát huy nội lực của cộng đồng dân cư nông thôn; đến năm 2020 có 70,0% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT

3.3.2.Định hướng phát triển nông lâm nghiệp huyện Quan Sơn đến năm 2020:

Tốc độ tăng trưởng GTSX (giá CĐ 94) bình quân đạt 88,68%/năm; tỷ lệ đóng góp của ngành nông, lâm, thuỷ sản trong tổng GTSX toàn huyện đến năm 2020 là 24,6%. Chú trọng chăm sóc, bảo vệ các loại rừng phòng hộ, kinh tế. Phát động phong trào trồng cây nhân dân gắn với việc giao đất giao rừng, để đến năm 2020 đạt diện tích có rừng là 80.046,0 ha; trong đó: Rừng phòng hộ 39.236,0 ha, rừng sản xuất 40.810,0 ha. Tiếp tục hoàn thiện việc giao đất, khoán rừng đến hộ, tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GTSX (giá CĐ 94) bình quân hàng năm ngành lâm nghiệp đến năm 2020 là 8,5%/năm. Tỷ lệ đóng góp của ngành lâm nghiệp trong tổng GTSX toàn huyện là 11,7% năm 2020. Xây dựng các vùng rừng nguyên liệu như vùng quế, nguyên liệu giấy, gỗ gắn với công nghiệp chế biến.

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 56 - 59)