Tổ chức và quản lý các phân khu chức năng: Phân theo chủ quản lý, phân theo đơn vị hành chính

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 43 - 46)

lý, phân theo đơn vị hành chính

5.1. Bộ máy và cơ cấu tổ chức của KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động bao gồm: Động bao gồm:

Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại các Quyết định số 4376/QĐ- UBND ngày 06/12/2013 về việc Phê duyệt Đề án thành lập Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa; số 87/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 về việc thành lập Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa, theo đó Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa được giao nhiệm vụ tổ chức quản lý khu bảo tồn. Hiện tại cơ cấu tổ chức của Hạt kiểm lâm Quan Hóa như sau:

LÃNH ĐẠO HẠT KIỂM LÂM QUAN HÓA

(01 Hạt trưởng và 03 Phó hạt trưởng ) Cán bộ Tổng hợp Cán bộ kế toán Cán bộ Thanh

tra pháp chế Tổ kiểm lâm cơ động và 04 Trạm Kiểm lâm

Hình 2.1: Hiện trạng hệ thống tổ chức Hạt kiểm lâm Quan Hóa

- Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm gồm có 04 người: 01 Hạt trưởng và 03 Phó Hạt trưởng (01 phó Hạt trưởng được giao phụ trách KBT)

+ Cán bộ Tổng hợp: 01 người + Cán bộ Pháp chế: 01 người + Cán bộ Kế toán: 01 người + 03 Trạm kiểm lâm: 14 người

+ 01 Trạm kiểm lâm phụ trách KBT (Trạm KL Bản Bâu): 03 người

5.2. Hiện trạng biên chế và nhân sự của Hạt Kiểm lâm Quan Hóa

Hiện nay, Hạt kiểm lâm Quan Hóa có 25 người, trong đó: biên chế: 14 người; hợp đồng: 11 người, chi tiết được thể hiện tại bảng 2.1.

Bảng 2.1: Hiện trạng biên chế nhân sự tại Hạt kiểm lâm Quan Hóa

TT Bộ phận Biên chế nhân sự Tổng số chính thức Biên chế Hợp đồng 1 Lãnh đạo Hạt 4 4 2 Cán bộ kỹ thuật 1 1 3 Cán bộ pháp chế 1 1 4 Kế toán 1 1

5 Tổ cơ động, Trạm Kiểm lâm 19 8 11

Tổng 25 14

5.3 Hiện trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ Hạt kiểm lâm Quan Hóa

Tổng số trong biên chế và hợp đồng trong biên chế hiện nay là 25 người, Cụ thể:

- Trình độ Thạc sỹ: 01 người - Trình độ Đại học: 22 người; - Trình độ Trung cấp: 01 người; - Trình độ Sơ cấp: 01 người.

Nhận xét: Biên chế của Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa là biên chế hành chính Nhà nước, nằm trong tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giao hàng năm.

Ngay sau khi KBT được thành lập, do chưa đủ điều kiện và tiêu chí để thành lập Ban quản lý khu bảo tồn theo quy định nên Chi cục Kiểm lâm Hóa đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT bổ sung chức, năng nhiệm vụ của Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa để thực thi nhiệm vụ bảo tồn tồn thiên nhiên theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh; đồng bổ sung, sắp xếp cán bộ phù hợp để đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm làm

công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học đang còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Trong điều kiện KBT vừa mới được thành lập, cần thiết phải đầu tư đào tạo, tập huấn và có cơ chế đặc thù về tổ chức gắn với bổ sung cán bộ có năng lực trong kỳ quy hoạch để tiếp cận với lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên.

5.4. Quản lý các phân khu chức năng của KBT

Các căn cứ để xác định phân khu chức năng: Căn cứ mục tiêu bảo tồn và điều kiện tự nhiên, đặc điểm, giá trị tài nguyên rừng, ĐDSH hiện có trong khu bảo tồn; hiện trạng phân bố dân cư, tập quán sinh sống, tập quán canh tác và những tác động của nhân dân vùng đệm để xác lập các phân khu chức năng.

5.4.1. Quy hoạch các phân khu chức năng:

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích 502,84 ha, được xác lập để bảo tồn toàn diện 6 loài hạt trần hiện có, bao gồm toàn bộ diện tích rừng núi đá vôi tự nhiên liền vùng nhằm bảo tồn nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên là nơi phân bố tập trung 6 loài thực vật hạt trần.

- Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích 144,11 ha, là diện tích núi đất, liền kề với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, thuộc đai độ cao trên 700 m với mục đích phục hồi rừng, khôi phục sự ĐDSH tạo môi trường sinh thái cho các loài cây hạt trần quý hiếm tái sinh.

- Phân khu hành chính - dịch vụ: Văn phòng khu bảo tồn trước mắt được đặt tại Trạm Kiểm lâm Nam Động, xã Nam Động gắn với mạng lưới bảo vệ rừng gồm 3 Trạm Kiểm lâm với vị trí cụ thể được thể hiện trên bản đồ quy hoạch cơ sở hạ tầng.

- Vùng đệm: Là hành lang để giảm áp lực tiếp cận trực tiếp đến vùng lõi và tránh những hoạt động sản xuất ảnh hưởng đến sinh cảnh của khu bảo tồn. Vùng đệm được xác lập theo Thông tư số 10/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT với phạm vi các thôn, bản quanh ranh giới khu bảo tồn, bao gồm 7 thôn bản thuộc xã Nam Động, huyện Quan Hóa; 5 thôn bản thuộc 3 xã Sơn Lư, Sơn Điện, Trung Thượng, huyện Quan Sơn. Tổng diện tích 3.315,53ha.

Bảng 2.2: Phân khu chức năng phân theo chủ quản lý TT Loại đất loại TT Loại đất loại rừng Trước khi thành lập KBT Phân khu Hộ gia đình UBND xã Tổng I Đất có rừng 578,21 46,5 624,71 1 IIIa2 44,54 44,54 PHST 2 IIIa1 33,62 33,62 PHST 3 IIa 23,08 23,08 PHST 4 IIb 20,63 20,63 PHST 5 Rừng núi đá 476,97 25,87 502,84 BVNN II Đất trống 22,24 0 22,24

1 Ia 17,17 17,17 PHST

2 Ib 5,07 5,07 PHST

Tổng diện tích 600,45 46,5 646,95

Bảng 2.3: Phân khu chức năng phân theo loại rừng theo kết quả rà soát 03 loại rừng (tại Quyết định 2755/QĐ-UBND) soát 03 loại rừng (tại Quyết định 2755/QĐ-UBND)

TT Loại đất loại rừng Hiện trạng chức năng Phân khu

Rừng PH Rừng SX Tổng I Đất có rừng 615,9 8,81 624,71 1 IIIa2 44,54 44,54 PHST 2 IIIa1 33,62 33,62 PHST 3 IIa 23,08 23,08 PHST 4 IIb 20,63 20,63 PHST 5 Rừng núi đá 494,03 8,81 502,84 PBVNN II Đất trống 22,24 0 22,24 1 Ia 17,17 17,17 PHST 2 Ib 5,07 5,07 PHST Tổng diện tích 638,14 8,81 646,95

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 43 - 46)