Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 59 - 60)

II. QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT

1.Quan điểm phát triển

Trước mắt quy hoạch ổn định diện tích rừng đặc dụng KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động hiện có từ nay đến năm 2020 đảm bảo đủ không gian bảo tồn và phát triển cho các loài động, thực vật hiện có. Quy hoạch phải đảm bảo tính thống nhất, khoa học trong mọi hoạt động của KBT, không gây những tác động tiêu cực đối với tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái tự nhiên; từng bước nghiên cứu, có lộ trình phù hợp, khả thi để mở rộng khu bảo tồn.

Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động phải đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong điều kiện nền kinh tế xã hội đang có xu hướng thị trường hóa ngày càng cao.

Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động phải dựa trên cơ sở bảo vệ toàn vẹn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc địa phương. Phục hồi và phát triển các phong tục tập quán, sinh hoạt truyền thống tinh hoa và các nghề thủ công mỹ nghệ giá trị cần được phục hồi, gắn sản xuất tạo giá trị thành hàng hóa đặc sắc của địa phương .

Quy hoạch khu bảo tồn loài phải đảm bảo đúng tiêu chí rừng đặc dụng theo quy định hiện hành và phù hợp với quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh và cấp huyện.

Việc phân chia các phân khu chức năng cần đảm bảo được mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái và phát triển cơ sở hạ tầng và du lịch sinh thái nhằm tạo nguồn thu, đáp ứng một phần vốn cho công tác bảo tồn.

đi phù hợp theo hướng khai thác những lợi thế vốn có của vùng quy hoạch để kêu gọi các nguồn vốn phi chính phủ trong và ngoài nước, phù hợp với khả năng đầu tư của ngân sách Nhà nước; nhằm thực hiện có hiệu quả, hài hòa giữa nhiệm vụ bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái và phát triển kinh tế xã hội vùng đệm; phát huy những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, sinh thái, nhân văn và không làm tổn hại đến lợi ích trước mắt cũng như lâu dài, hoặc thay đổi căn bản đến bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng dân cư, thu hút người dân trong khu vực vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng để xây dựng KBT phát triển ổn định bền vững.

Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động phải phát huy tổng hợp các lợi thế về liên kết vùng với Khu BTTN Pù Hu, Pù Luông, Khu BTTN Xuân Nha tỉnh Sơn La, Ngọc Sơn Ngỗ Luông tỉnh Hòa Bình, tiềm năng tài nguyên đa dạng sinh học; cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – tín ngưỡng, bản sắc văn hoá các dân tộc trong vùng gắn phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 59 - 60)