Các chương trình dự án đầu tư trên địa bàn:

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 41 - 43)

3.1. Các chương trình, dự án đầu tư

3.1.1. Chương trình 134 của Chính phủ: Với mục tiêu hỗ trợ hộ dân là người dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn về nhà ở, đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt. Đến nay tại 12 thôn vùng đệm đã có hơn 200 hộ dân được hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Tuy nhiên, do mức hỗ trợ, khó khăn trong bố trí nguồn vốn nên chưa đáp ứng nhu cầu nhà ở hay công trình nước sinh hoạt tập trung ở từng địa phương, thôn, bản.

3.1.2. Chương trình 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ: Tất cả các thôn, xã vùng đệm khu bảo tồn đều thuộc đối tượng hưởng thụ chính sách. Kết quả đến nay đã có hơn 180 hộ dân được hỗ trợ phát triển sản xuất; các công trình hạ tầng giao thông, điện, nhà văn hóa, trạm y tế, trường học… được đầu tư xây dựng, từng bước nâng cao chất lượng đời sống nhân dân trong khu vực, thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước.

3.1.3. Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết s 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ đã tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 4 xã vùng đệm khu bảo tồn nghèo thông qua việc hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương gắn với xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

3.1.4. Chương trình MTQG giảm nghèo theo Quyết định s 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ): Có hơn 300 lượt hộ nghèo được vay vốn, với tổng số vốn cho vay đạt trên 3 tỷ đồng góp phần từng bước giải quyết việc làm, nâng thu nhập cho các đối tượng được thụ hưởng chương trình, cơ sở hạ tầng

các xã nghèo từng bước được củng cố, tạo niềm tin trong nhân dân.

3.1.5.Chương trình dự án 147, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2015 và Quyết định s 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020:

- Trong giai đoạn2011-2014, tại 12 thôn vùng đệm các khu bảo tồn có trên 50 hộ dân được hỗ trợ trồng rừng sản xuất với diện tích khoảng 500 ha; 89 hộ được tham gia khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên.

- Thực hiện chính sách theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020 chưa được đầu tư thực hiện.

3.1.6. Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định s 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ: Với mục tiêu khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân; đến nay các thôn thuộc vùng đệm khu bảo tồn đã có 74 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được vay vốn phát triển sản xuất với tổng vốn vay trên 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc các hộ nông dân được tiếp cận và vay vốn tín dụng ưu đãi, thủ tục vay vốn còn rất khó khăn.

3.1.7. Thực hiện cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo Quyết định s 271/2011/QĐ- UBND ngày 21/1/2011 của UBND tỉnh: Đã hỗ trợ tiêm phòng cho trâu, bò, lợn của các hộ nghèo trên địa bàn 4 xã vùng đệm khu bảo tồn với trên 150 con trâu, bò và 100 con lợn được tiêm phòng.

3.2. Đánh giá nguồn vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư

3.2.1. Mặt tích cực

- Các chính sách của Trung ương và của tỉnh đang thực hiện trên địa bàn 12 thôn, 4 xã vùng đệm khu bảo tồn có nhiều nội dung hỗ trợ với từng mức khác nhau song nhìn chung các chính sách đã có tác động tích cực đến đời sống dân sinh, kinh tế - xã hội khu vực; cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện, kiên cố hóa; trình độ dân trí được nâng lên; nhiều hộ thoát nghèo từ việc tham gia các mô hình phát triển sản xuất...

- Các chính sách được nông dân đồng tình hưởng ứng, các ngành, các cấp tích cực chỉ đạo thực hiện, đã tạo động lực khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Triển khai thực hiện chính sách, dự án góp khuyến khích mở rộng sản xuất, thu hút thêm lao động, nâng cao thu nhập cho nông hộ.

- Triển khai thực hiện chính sách góp phần tăng thêm sự tin tưởng của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.

3.2.2. Tồn tại, hạn chế.

đến có lúc, có thời điểm triển khai chính sách một cách duy ý chí, không tránh khỏi việc thất thoát, lãng phí, hiệu quả không theo mong đợi.

- Người dân tiếp cận với các chính sách một cách chưa đầy đủ, một chiều; nhu cầu đầu tư lớn nhưng nguồn vốn phân bổ ít hoặc thấp.

- Xây dựng cơ bản một số chương trình, dự án thi công chậm tiến độ, sức lan tỏa của các cơ chế, chính sách đến với cộng đồng vùng đệm còn rất nhiều hạn chế, nhiều khó khăn; nhân dân còn ỷ lại vào các chương trình hỗ trợ của nhà nước.

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 41 - 43)