Đánh giá chung về hiện trạng bảo tồn, phát triển rừng đặc dụng

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 46 - 49)

6.1. Đánh giá chung

6.1.1. Công tác bảo tồn thiên nhiên: Tuy mới được thành lập nhưng KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động đã khẳng định vị thế, giá trị tài nguyên rừng với sự hiện diện của 6 loài hạt trần quý hiếm. Hoạt động bảo tồn thiên nhiên được triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ theo đúng lộ trình với từng bước đi vững chắc, thể hiện trên các mặt:

- Bảo vệ rừng: Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt thông qua việc thành lập Trạm Kiểm lâm Bản Bâu, bố trí cán bộ phù hợp; triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ rừng. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra thực thi nhiệm vụ bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có; ngăn chặn có hiệu quả và giảm thiểu các nguy cơ xâm hại tài nguyên rừng nói chung, 6 loài hạt trần nói riêng.

Phối hợp chặt chẽ với Cấp ủy, chính quyền, Hạt Kiểm lâm và các ban, ngành, đoàn thể huyện Quan Sơn tổ chức họp dân, tuyên truyền, giới thiệu, nâng cao nhận thức cho người dân 7 thôn bản, 3 xã Trung Thượng, Sơn Lư, Sơn Điện về bảo tồn, phát huy các giá trị đa dạng sinh học trong khu bảo tồn; Tích cực tham mưu cho Cấp uỷ, chính quyền huyện Quan Hóa, xã Nam Động tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định 07/2012/QĐ- TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp thực hiện phương án giữ vững ổn định an ninh rừng; đấu mối, trình duyệt, triển khai thực hiện công tác khoán bảo vệ rừng tại khu bảo tồn loài với diện tích 500 ha (Quyết định số 1348/QĐ-UBND ngày 8/5/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh). Đã chuẩn bị

đầy đủ các điều kiện, lập hồ sơ trình UBND tỉnh giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khu bảo tồn theo đúng quy định của pháp luật.

- Phát triển rừng: Cùng với công tác bảo vệ, công tác phát triển rừng được quan tâm thực hiện thông qua việc tổ chức thực hiện có hiệu quả việc trồng rừng theo Quyết định 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên theo Kế hoạch BV&PTR, theo dõi, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng, phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên trong khu bảo tồn.

- Hoạt động nghiên cứu: Được triển khai ngay sau khi khu bảo tồn được thành lập thông qua việc thu thập thông tin, nắm chắc, nắm rõ về hiện trạng và sự phân bố của 6 loài hạt trần hiện có. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu nhân giống trên 2 hình thức vô tính và hữu tính 2 loài Thông đỏ đá vôi, Đỉnh tùng; khảo sát sơ bộ tài nguyên thực vật cung cấp dược liệu… phục vụ công tác bảo tồn bền vững tài nguyên đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn các loài quý, hiếm Nam Động.

6.1.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng: Đến nay KBT mới được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng Trạm kiểm lâm Bản Bâu và hiện đang tiến hành các bước công việc để thu hồi đất, lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng, trình duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng Trạm, do vậy môi trường làm việc và sinh hoạt của cán bộ công chức có rất nhiều khó khăn, đang phải thuê nhà dân để thực thi nhiệm vụ.

6.1.3.Phát triển kinh tế vùng đệm: Trong những năm qua, trên cơ sở lồng ghép, áp dụng nhiều các chính sách của Đảng, Nhà nước cho đối tượng huyện nghèo, xã nghèo theo Nghị quyết 30a và các chính sách đặc thù khác nên điều kiện kinh tế của các hộ gia đình ở 12 thôn bản vùng đệm có những chuyển biến rõ nét, đời sống từng bước được nâng lên. Tuy nhiên vấn đề thiết thực đó là đầu tư phát triển rừng đặc dụng theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ lại chưa được thực hiện.

6.2. Những tồn tại, hạn chế

- Trước đây và thời điểm hiện tại sau khi thành lập khu bảo tồn loài, c ông tác quản lý bảo vệ rừng đã được chú trọng song vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm hại tài nguyên rừng, nhất là vi phạm về khai thác lâm sản, săn bắn động vật rừng..., đồng thời hệ thống mốc ranh giới, bảng niêm yết chưa được đầu tư xây dựng nên khó khăn khi phân định, phân biệt, an ninh rừng chưa thực sự ổn định, bền vững.

- Khu bảo tồn mới được thành lập, tổ chức chưa ổn định, cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa mới bước đầu tiếp cận công tác BTTN, chưa được đào tạo chuyên sâu nên ảnh hướng rất nhiều đến triển khai các hoạt động và thực hiện các mục tiêu quy hoạch.

- Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội của 12 thôn, 4 xã còn rất nhiều khó khăn, phong tục tập quán canh tác dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có từ rừng, kết cấu hạ tầng thấp…đã và đang tạo áp lực cho công tác QLBVR, PCCCR, sử dụng, kinh doanh rừng nói chung và tính bền vững của công tác BTTN nói riêng.

- Nguồn vốn đầu tư, kinh phí đầu tư để thực hiện các chương trình QLBVR, KNTS, trồng rừng, nghiên cứu khoa học, phát triển vùng đệm… hầu như chưa có hoặc rất ít nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả các hoạt động, chưa thú hút tích cực sự tham gia của người dân trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị đa dạng sinh học.

- Công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên chưa đi vào chiều sâu, có lúc, có thời điểm còn hình thức, kết quả chưa như mong đợi, nhận thức của người dân địa phương về công tác bảo tồn còn nhiều hạn chế, coi nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm riêng của cơ quan kiểm lâm.

Từ những tồn tại, hạn chế nêu trên, việc lập quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động là thực sự cần thiết, góp phần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp BTTN trong giai đoạn tới.

6.3. Nguyên nhân

6.3.1. Khách quan:

- Khu bảo tồn mới được thành lập, cơ chế chính sách của Nhà nước về quản lý, đầu tư cho công tác bảo tồn thiên nhiên còn nhiều bất cập, thiếu thống nhất đồng bộ và thường xuyên thay đổi.

- Mặc dù quy mô hiện tại của khu bảo tồn không lớn nhưng địa bàn lại thuộc vùng sâu, vùng xa, địa hình phức tạp, tài nguyên rừng còn đa dạng và phong phú; lực lượng quản lý bảo vệ rừng mỏng, điều kiện sinh hoạt, tiếp cận thông tin liên lạc khó khăn, hạn chế.

- Hệ thống mạng lưới giao thông ngày càng mở rộng, đời sống người dân vùng dự án khó khăn, dân trí chưa cao (địa bàn thuộc vùng 30a, tỷ lệ nghèo, đói còn lớn).

- Nhìn nhận đánh giá của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, vị trí, giá trị của rừng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái còn hạn chế nên chưa phát huy hết thế mạnh, tiềm năng, lợi thế của khu bảo tồn.

6.3.2. Chủ quan:

- Đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm trong công tác, một bộ phận chưa chịu khó học hỏi, vươn lên theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đời sống cán bộ còn gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác. Chưa quy hoạch và đạo tạo được đội ngũ công chức, LĐHĐ có chuyên môn, chuyên sâu tham mưu, triển khai thực hiện có hiệu quả gắn các chương trình và từng lĩnh vực hoạt động.

- Sự phối hợp, lồng ghép giữa các chương trình, dự án trên địa bàn chưa phát huy hợp lý, chưa có tác dụng bỗ trợ nhau, do vậy chưa phát huy được hiệu quả, sức mạnh tổng hợp.

tư chưa cao, nhất là kêu gọi đầu tư nước ngoài, còn tình trạng trông chờ cấp trên.

6.4. Bài học kinh nghiệm

- Việc quy hoạch khu bảo tồn loài phải được gắn kết với các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, của các ngành để không ảnh hưởng đến phát triển chung của địa phương.

- Quy hoạch rõ ranh giới, quy mô phù hợp để phát triển; đầu tư có lộ trình, đồng bộ, phù hợp với khả năng cân đối của các nguồn vốn đầu tư. Cần có cơ chế đặc thù về tổ chức quản lý. Phải gắn việc bảo vệ và phát triển rừng, BTTN với phát triển kinh tế xã hội, bên cạnh đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng cần đặc biệt quan tâm đầu tư hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, LĐHĐ giỏi nghiệp vụ, có năng lực thực thi pháp luật, đam mê nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái; đồng thời có kỹ năng tuyên truyền vận động quần chúng tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

- Nâng cao chất lượng công tác tham mưu, phối hợp chặt chẽ, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát huy tổng hợp các nguồn lực xã hội để đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng, trong đó đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 46 - 49)