Đánh giá chung đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, quốc phòng

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 35 - 39)

nhiên, kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh tác động đến bảo tồn và phát triển bền vững khu bảo tồn trong thời kỳ quy hoạch: những thuận lợi, khó khăn thách thức

5.1. Tác động của điều kiện kinh tế - xã hội

5.1.1. Thuận lợi

- Trong những năm qua Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội như Quyết định 147/QĐ-TTg, Quyết định số 661/QĐ- TTg… đầu tư bảo vệ rừng, KNTS rừng, trồng mới và chăm sóc rừng trồng thuộc đối tượng rừng phòng hộ, rừng sản xuất; công tác giao đất, giao rừng; xã hội hóa nghề rừng từng bước đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả. Cấp ủy, chính quyền cấp tỉnh, huyện Quan Sơn, Quan Hóa ban hành nhiều chính sách đặc thù, phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp, giành sự quan tâm đặc biệt đến công tác đầu tư phát triển kinh tế xã hội người dân miền núi đã góp phần tạo môi trường, hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác BTTN.

- Đời sống vật chất, tinh thần từng bước được nâng lên; kết cấu hạ tầng trên địa bàn từng bước đầu tư, các công trình được kiên cố, nâng cấp góp phần tạo thuận lợi cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hoá với các địa phương trong và ngoài vùng.

- Địa bàn vùng dự án có nguồn lực lao động dồi dào, nhân dân cần cù chịu khó lao động và có kinh nghiệm, luôn đồng tình tích cực tham gia hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, sẵn sàng tiếp nhận các kiến thức mới về khoa học – kỹ thuật gắn tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp để tạo ra sản phẩm hàng hoá hiệu quả kinh tế cao

từng bước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng tích cực. - Cơ chế chính sách được cải thiện, môi trường đầu tư thông thoáng từng bước đã thu hút các nhà đầu tư trong, ngoài nước quan tâm đầu tư phát triển nền nông lâm nghiệp theo hướng bền vững. Một số chương trình, dự án đầu tư đang từng bước phát huy tác dụng, là điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm khu bảo tồn loài.

5.1.2. Khó khăn

- Chính sách đầu tư, xuất đầu tư cho phát triển rừng và bảo vệ rừng của nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp còn thấp và chậm được bổ sung, sửa đổi phù hợp với yêu cầu thực tiễn đã dẫn đến người làm nghề rừng thu nhập thấp gây khó khăn trong thu hút lao động tham gia hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

- Các loại hình dịch vụ hình thành và phát triển, nhu cầu hưởng thụ của người dân ngày càng cao tác động trực tiếp đến hoạt động QLBVR, BTTN.

- Hệ thống giao thông ngày càng đầu tư, phát triển áp sát các khu vực rừng giàu tài nguyên gây khó khăn cho hoạt động quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

- Tập quán canh tác, chăn thả gia súc (trâu, bò) theo hình thức tự do, nhu cầu sử dụng lâm sản từ rừng tự nhiên ngày càng tăng đang là những thách thức cho hoạt động quản lý và bảo vệ rừng.

- Tỷ lệ lao động qua chưa qua đào tạo còn khá cao, lao động chủ yếu ở lĩnh vực nông lâm nghiệp nên khó khăn trong chuyển giao, tiếp nhận kiến thức khoa học, công nghệ.

5.1.3. Lợi thế

- Kinh tế lâm nghiệp đang từng bước khẳng định vị thế trong cơ cấu nền kinh tế khu vực và có bước phát triển nhanh, lực lượng lao động trẻ là cơ sở, động lực cho việc huy động các nguồn đầu tư cho công tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững.

- Kết cấu hạ tầng, văn hóa xã hội đang trên đà phát triển; dân cư trong vùng có kinh nghiệm bảo vệ rừng, kinh doanh rừng, phát triển rừng sẽ là nền tảng vững chắc để bảo tồn và phát triển rừng, phát triển du lịch sinh thái.

- Các xã, thôn (bản) vùng đệm khu bảo tồn loài thuộc đối tượng xã nghèo nên được hưởng các chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành nông lâm nghiệp.

- Chương trình Nông thôn mới với các dự án đầu tư đang triển khai, các công trình dịch vụ, du lịch, các dự án hạ tầng kỹ thuật, sẽ tạo ra cục diện phát triển mới, đồng thời tạo cơ hội cho phát triển rừng bền vững.

- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, người dân tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, yên tâm sản xuất phát triển kinh tế.

- Kinh tế có bước phát triển nhanh nhưng chưa bền vững, các hoạt động phát triển kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng, điều này gây áp lực cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. - Đời sống của người dân vùng đệm khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động còn phụ thuộc nhiều khai thác gỗ và lâm sản khác từ rừng tự nhiên, do đó tạo nên áp lực khá lớn vào rừng. Vì vậy, để giải quyết vấn đề bảo tồn, phát triển rừng và đảm bảo cải thiện cuộc sống cho người dân là việc làm cấp thiết của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.

- Đời sống của nhân dân trong vùng còn thấp, diện tích canh tác nông nghiệp ít, cơ cấu cây trồng vật nuôi còn giản đơn, trình độ dân trí chưa cao.

- Kết cấu hạ tầng tuy đã được đầu tư theo hướng kiên cố, tuy nhiên các hạng mục đầu tư chưa đồng bộ, thời gian xây dựng còn kéo dài trong nhiều năm, các hạng mục đầu tư chưa đồng bộ gây cản trở tới sự phát triển chung.

5.2. Tác động của điều kiện tự nhiên

5.2.1. Thuận lợi

- Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động thuộc vùng đầu nguồn của Sông Luồng, một phần Sông Mã; là vùng đầu nguồn cung cấp nước sạch, nước tưới và bảo vệ môi trường sinh thái cho vùng hạ lưu của tỉnh.

- Tài nguyên rừng, cảnh quan thiên nhiên còn khá nguyên sinh, chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao với sự hiện diện của 6 loài hạt trần quý hiếm là môi trường thuận lợi cho nghiên cứu, khám phá, thăm quan, học tập.

- Vị trí địa lý thuận lợi là thế mạnh trong liên kết, giao thoa với các các khu bảo tồn khác trong và ngoài tỉnh: Khu BTTN Pù Hu, Pù Luông, Ngọc Sơn - Ngỗ Luông - tỉnh Hòa Bình; Khu BTTN Xuân Nha tỉnh Sơn La... hay gắn kết với các điểm di tích lịch sử, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh được nhà nước xếp hạng (Hang Co Phường, Hang Phi, thủy điện Trung Sơn, Bản Lát – Mai Châu…) cùng một số lễ hội truyền thống của đồng bào Thái, Mường.

- Quỹ đất lâm nghiệp lớn, điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, thâm canh lúa nước, ruộng bậc thang và đầu tư phát triển nghề rừng.

5.2.2. Khó khăn

- Địa hình cao dốc, chia cắt mạnh, giao thông còn nhiều khó khăn, chi phí vận chuyển cao, từ đó hạn chế việc thu hút đầu tư và ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển vốn rừng trên địa bàn.

- Khu bảo tồn cách xa TP. Thanh Hóa, thị trấn Quan Hóa và vào mùa mưa lũ dễ bị biệt lập, chia cắt nên khó khăn trong các hoạt động tuần tra, kiểm tra BVR, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái nhân văn trong vùng.

5.2.3. Thách thức

- Khu bảo tồn mới được thành lập, mạng lưới bảo vệ chưa hoàn thiện, tài nguyên rừng có giá trị sử dụng cao, nhu cầu sử dụng gỗ và lâm sản của nhân dân

trong vùng gia tăng là những thách thức rất lớn trong quản lý bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học trong kỳ quy hoạch.

- Cơ sở dữ liệu, thông tin chuyên sâu về đa dạng sinh học nói chung, về các loài hạt trần nói riêng chưa đầy đủ ảnh hưởng trực tiếp đến triển khai các hoạt động BTTN.

- Vùng quy hoạch khu bảo tồn là vùng sâu, xa và có vị trí tiếp giáp với cả 2 huyện Quan Sơn, Quan Hóa, mạng lưới giao thông phát triển là những nguy cơ, thách thức không nhỏ nếu không có giải pháp phối hợp, quản lý hiệu quả.

- Đội ngũ, chất lượng cán bộ có kinh nghiệm, chuyên sâu trong công tác BTTN còn nhiều hạn chế, cơ cấu tổ chức kiêm nhiệm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả triển khai các hoạt động nghiên cứu, BVR, phát triển rừng.

- Mâu thuẫn giữa sự phát triển dân số, kinh tế - xã hội với bảo tồn đa dạng sinh học là thách thức lớn nhất, làm mất ổn định, phá vỡ vẻ đẹp hoang sơ của cảnh quan, hệ sinh thái rừng trong khu bảo tồn.

Phần thứ hai

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT TRẦN QUÝ, HIẾM NAM ĐỘNG

TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 35 - 39)