Văn hóa, y tế, giáo dục, du lịch

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 33 - 34)

4. Đánh giá hiện trạng về kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh

4.4.1. Văn hóa, y tế, giáo dục, du lịch

- Về văn hóa, tiềm năng du lịch: 4 xã vùng đệm KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động hiện có 90% thôn bản đã đạt tiêu chí làng văn hóa. Nền văn hóa truyền thống của đồng bào Thái, Mường được gìn giữ, còn nguyên những nét bản sắc riêng; phong trào văn hóa văn nghệ làng bản được duy trì, phát triển nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, chưa được đầu tư đồng bộ nên chưa khai thác hết lợi thế so sánh, nhất là khai thác ở khía cạnh kinh tế, du lịch nhân văn.

Tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch: Phát triển du lịch văn hóa với các lễ hội của đồng bào Thái, Mường; du lịch sinh thái, khu bảo tồn là môi trường cho các nhà nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên, đây là những lợi thế và là tiềm năng rất lớn cần được đầu tư khai thác. Đồng thời khu bảo tồn và vùng đệm nằm gần Khu BTTN Pù Hu, Pù Luông, Ngọc Sơn - Ngỗ Luông - tỉnh Hòa Bình; Khu BTTN Xuân Nha tỉnh Sơn La... gần các điểm di tích lịch sử, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh được nhà nước xếp hạng (Hang Co Phường, Hang Phi, thủy điện Trung Sơn, Bản Lát – Mai Châu…) tạo ra mạng lưới gắn kết, lôi kéo du khách đến thăm quan.

- Về giáo dục: Trên địa bàn 03/12 thôn (bản) chưa có trường mầm non (chiếm 25%); số thôn/bản chưa có phòng học kiên cố 03/12 (chiếm 25%); tỷ lệ phổ cập Tiểu học đạt 100%, Trung học cơ sở đạt 90%. Công tác đào tạo nghề chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp, chiếm 20% tổng số lao động. Số thôn

có nhà sinh hoạt cộng đồng là 1/12 thôn/bản (chiếm 0,83%) nên nhu cầu, môi trường sinh hoạt cộng đồng còn nhiều hạn chế, khó khăn.

- Về Y tế: Trạm y tế xã, cán bộ phụ trách y tế cơ bản đảm bảo phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong vùng. Công tác y tế dự phòng, tiên chủng, tiêm phòng được quan tâm đầu tư thực hiện theo các chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, bướu cổ và suy dinh dưỡng. Do có nguồn tài nguyên rừng dồi dào, kiến thức bản địa trong chữa bệnh bằng đông y phát triển nên hầu hết nhân dân trong vùng chủ động chữa bệnh bằng các nguồn cây rừng cung cấp dược liệu hoặc gây trồng sẵn ở vườn nhà.

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)