I. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC
2. Một số dự báo liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững KBT loài các loài hạt trần quý, hiếm
loài các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động đến năm 2020
2.1. Dự báo về tăng dân số và sức ép lên tài nguyên rừng
Tỷ lệ tăng dân số bình quân hiện nay trong khu vực còn cao (0,94%) và dự kiến tỷ lệ tăng dân số mỗi năm giảm từ 0,05 - 0,06 % do những tác động của xã hội và nhận thức của cộng đồng được nâng cao và ổn định ở mức 0,7% vào năm 2020, dự báo dân số trong vùng sẽ đạt con số như sau:
Bảng 3.1: Dự báo dân số của 04 xã khu vực vùng đệm khu rừng đặc dụng KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động
Hạng mục Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2020
Dân số 4282 4.333 4.374 4.549
Tỷ lệ tăng (%) 1 0,94 0,9 0,7
Số dân tăng 43 41 39 45
Nguồn s liệu UBND các xã cung cấp năm 2014)
Dự báo đến năm 2020 dân số vùng có khoảng 4.549 người Điều đó cho thấy sức ép về nhu cầu lương thực, lâm sản và sử dụng đất đai cho sản xuất nông nghiệp ở địa phương là rất lớn. Tình hình diện tích đất đai có xu hướng thu hẹp do nhu cầu mở rộng khu dân cư, phát triển cơ sở hạ tầng, do đó nếu không có các giải pháp và chính sách hỗ trợ thì sự tác động của người dân vào rừng là khó tránh khỏi.
2.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất
Trong thời gian tới Văn phòng khu bảo tồn gắn với phân khu Dịch vụ - Hành chính đặt ổn định tại Bản Bâu – xã Nam Động (lấy Trạm Kiểm lâm Bản Bâu làm trụ sở) cần quỹ đất khoảng 0,5 – 1,0 ha cho xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch và nghỉ dưỡng, đất mở các tuyến đường tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng và phát triển du lịch sinh thái.
Đất cho khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng, thực hiện các mô hình thí điểm trên trên các diện tích đất trống thuộc phân khu PHST. Dự kiến bình quân mỗi năm sẽ đưa 10-15 ha đất phục vụ khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung và trồng mới. Riêng diện tích đất trống dự kiến đưa vào trồng mới các loài cây bản địa có giá trị bảo tồn, mỗi năm 3-4ha.
2.3. Dự báo về phát triển khoa học công nghệ trong Lâm nghiệp
Hệ thống dữ liệu quản lý tài nguyên đa dạng sinh học, các loài động, thực vật nguy cấp quý hiếm đặc biệt là 6 loài hạt trần của KBT phải được quản lý bằng hệ thống công nghệ thông tin và hòa nhập với phát triển thông tin và công nghệ GIS, sử dụng bản đồ kỹ thuật số của ngành và quốc gia.
Việc theo dõi các chương trình hoạt động của KBT và quản lý dữ liệu sẽ được hiện đại hóa thông qua việc sử dụng các trang thiết bị mới và các phần mềm chuyên dụng.
Ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào để nhân giống đặc biệt là các loài cây có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật phải được đào tạo nâng cao nghiệp vụ cũng như tiếp cận kỹ thuật tiên tiến về công nghệ thông tin trong công tác QLBVR, PCCCR, PTR.
Những công trình nghiên cứu khoa học cơ bản, và ứng dụng phát triển của các tổ chức khoa học trong và ngoài nước sẽ được thực hiện và mở rộng trong phạm vi KBT, bổ sung thêm nhiều tư liệu khoa học cho KBT.
2.4. Dự báo phát triển hợp tác quốc tế
Tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động không chỉ có 6 loài hạt trần quý, hiếm mọc tập trung và có tổ thành tương đối lớn mang đặc trưng của hệ sinh thái núi đá mà còn có rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm và đặc hữu khác. Đây là thế mạnh, do đó là môi trường nghiên cứu, thu hút được sự quan tâm đầu tư cũng như hợp tác quốc tế của các tổ chức quốc tế. Do vậy trong giai đoạn tới cần có chương trình quảng bá, tuyền truyền giá trị đa dạng sinh học để truyền tải thông tin cho các cá nhân, tổ chức quốc tế quan tâm.
2.5. Dự báo phát triển du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái ngày càng được quan tâm, du khách quốc tế và trong nước ngày càng có xu hướng gần gũi với thiên nhiên. Dự báo đến năm 2020 kết cấu hạ tầng được nâng cấp và đội ngũ những người làm công tác du lịch (hướng dẫn viên, thiết kế tour, phục vụ…), được đào tạo, rèn luyện, kỹ năng ngày càng mang tính chuyên nghiệp, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan khu bảo tồn và các địa danh phụ cận sẽ đạt ở mức bình quân 3.000 người/năm, trong đó khách nội địa dự báo đạt mức 2.000 - 2.500 người/năm; khách quốc tế dự báo đạt mức 500 – 1.000 người/năm. Tuy nhiên khi khai thác và phát triển du lịch sẽ có những tác động bất lợi tới môi trường sinh thái, môi trường sống của hệ động, thực vật trong khu bảo tồn, do vậy các hoạt động du lịch sinh thái nhất thiết phải gần gũi với thiên nhiên, hạn chế thấp nhất tác động ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái.
Một số loại hình du lịch phát triển khi các công trình thủy điện Trung Sơn đi vào hoạt động và các di tích lịch sử, tín ngưỡng được đầu tư tôn tạo.