TT Thiết bị ĐVT Số lượng I Giai đoạn 2014-2015 1 Máy tính bàn Bộ 03 2 Máy tính xách tay Bộ 02 3 Tủ Hòa phát Bộ 05 4 Bàn ghế làm việc Hòa phát Bộ 05 5 Bán ghế uống nước Bộ 03 6 Bàn ghế ăn Bộ 06
7 Tivi Sony Chiếc 03
8 Quạt cây Chiếc 10
9 Máy phát điện Chiếc 01
I Giai đoạn 2016-2020 1 Mua dụng cụ phục vụ NCKH Bộ 01 2 Ống nhòm hồng ngoại Bộ 10 3 Máy in màu khổ Ao Bộ 01 4 Máy in đen trắng A4 Bộ 03 5 Máy vi tính để bàn Bộ 05 6 Máy định vị GPS Chiếc 05
7 Thước đo cao Chiếc 03
8 Máy tính xách tay Chiếc 03
9 Máy đo độ PH Chiếc 02
10 Máy đo độ ẩm Chiếc 02
11 Máy đo tốc độ gió Chiếc 02
12 Máy ảnh Chiếc 05
13 Máy quay phim Chiếc 02
14 Máy điều hòa Bộ 03
15 Loa đài hội trường Bộ 01
2.4.3.5. Quy hoạch hệ th ng cấp, thoát nước
- Cấp nước: Lấy từ mạng cấp nước khu vực, dẫn dự trữ trong bể chứa nước, bơm lên mái nhà vào bồn inox qua ống kẽm D50, từ đó dẫn đến các thiết bị nước bằng ống kẽm (các tiết diện theo thiết bị)
- Thoát nước: Hệ thống thoát nước được tận dụng địa hình tự nhiên để thoát nước ra khe suối với tổng chiều dài các tuyến là 925m , phần diện tích đất nằm trong các khu chức năng được bố trí mương thoát nước dọc các tuyến giao thông và thoát ra suối. Kè lát mái tuyến kênh chính xuyên qua khu vực dân cư có chiều dài 430m để đảm bảo thoát nước đồng thời cung cấp nguồn nước tưới cho khu vực sản xuất giống. Xây dựng một ao điều hòa sinh học với diện tích 1.094m2
.
2.4.3.6. Xử lý rác thải rắn và vệ sinh môi trường.
Các hố chôn rác thải phải được bố trí xa các khu làm việc và dân cư. Việc thu gom rác tại các tuyến du lịch phải được làm thường xuyên.
2.4.3.7. Trồng cây cảnh quan, vườn hoa:
Mục đích: Trồng một số loài cây cảnh quan đẹp trong khuôn viên trụ sở Trạm kiểm lâm Nam Động để tạo bóng mát, cảnh quan phục vụ du khách tham quan.
Khối lượng 100 cây; tập đoàn cây trồng là các loài cây trồng tạo cảnh quan đẹp như: Bằng lăng, Muồng hoa vàng, Cau vua, Đa, Sanh, Bách xanh, Kim giao, Cọ tàu, Cẩm tú mai và các loài cây mảng màu, cây phong cảnh.
Biện pháp: Kích thước hố trồng: 1 x 1x 1 m, tiêu chuẩn cây trồng: chiều cao từ 1,2 – 2,0 m. Thời vụ trồng: Vụ xuân, vụ thu.
Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2016 - 2020.
2.4.4. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái; định hướng phân khu chức năng dịch vụ du lịch theo loại hình tham quan, học tập, nghiên cứu chức năng dịch vụ du lịch theo loại hình tham quan, học tập, nghiên cứu
2.4.4.1. Quy hoạch sản phẩm du lịch
- Du lịch sinh thái;
- Du lịch sinh thái kết hợp với sản phẩm du lịch đường thủy, du lịch tham quan (bao gồm các sản phẩm du lịch tham quan, tìm hiểu văn hóa địa phương, tham quan các làng nghề truyền thống, tham quan kết hợp với tìm hiểu nghiên cứu khoa học);
- Du lịch bền vững (hay du lịch cộng đồng);
- Du lịch mạo hiểm (gồm các sản phẩm du lịch thể thao, mạo hiểm như: leo núi, bơi thuyền, khám phá hang động...).
2.4.4.2. Định hướng phát triển các tuyến, điểm tham quan
- Tuyến 1: Xây dựng tuyến du lịch từ cầu Nam Động vào trong bản Lở, đi qua các bản người Thái, Mường. Từ bản Lở, du khách có thể tiếp tục hành trình khám phá các đỉnh núi Nà Cô, Phù Cát (trên 1.100 m), Pha Phanh (1.205 m), Pa Pa (1.246 m).
- Tuyến 2: Lồng ghép khớp nối quy hoạch du lịch sinh thái rừng các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động vào hệ thống du lịch quanh vùng: Hang Ma, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu; khu du lịch động Bó Cúng của xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn; thăm quan làng bản...
- Tuyến du lịch sông nước: Từ Trạm Kiểm lâm Nam Động đi du ngoạn dọc theo sông Luồng hoặc đi các bản người Mông di cư đến xã Trung Lý (gắn với các di tích của đoàn quân Tây Tiến).
2.4.4.3. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch
Hoàn thiện bãi đỗ xe trên phần đất trước mặt Trạm Kiểm lâm Nam Động; xây dựng mới bến đỗ, các trạm dừng chân cho du khách, xây mới hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống thu gom và xử lý chất thải.
2.4.4.4. Định hướng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
- Sử dụng một phần mặt bằng hiện có để xây dựng một số công trình phụ trợ phục vụ phát triển du lịch như lựa chọn xây dựng loại hình cơ sở lưu trú phù hợp để phục vụ khách du lịch; các bãi cắm trại du lịch, nhà hàng, khu lưu niệm, trạm thông tin du lịch, nhà hàng ăn uống, mua sắm hàng lưu niệm.. nhằm đáp ứng nhu cầu khách du khách. Trang bị thêm các phương tiện phục vụ tham quan du lịch, đặc biệt là xuồng máy, xe đạp địa hình và các thiết bị ngắm nhìn.
- Hỗ trợ khôi phục nghề truyền thống phục vụ du lịch văn hóa: Khôi phục ngành nghề truyền thống, tạo việc làm cho cộng đồng địa phương nâng cao thu nhập ổn định đời sống cộng đồng, đồng thời lựa chọn và hỗ trợ một số hộ dân trong vùng đầu tư, khôi phục các nhà sàn truyền thống để đưa vào phục vụ khách du lịch cộng đồng, sinh thái tại 4 bản Bâu, Lở - xã Nam Động; bản Na Hồ, Xủa – xã Sơn Điện huyện Quan Sơn gắn với đầu tư, tôn tạo, phát huy những giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắm cảnh đã được xếp hạng trong khu vực.
2.4.5. Quy hoạch phát triển vùng đệm : định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm; Quy hoạch sử dụng đất và xây dựng các mô hình phát triển xã hội vùng đệm; Quy hoạch sử dụng đất và xây dựng các mô hình phát triển nông lâm kết hợp; các chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đệm
2.4.5.1. Vị trí ranh giới:
Vùng đệm được xác lập theo quy định tại Thông tư số 10/2014/TT- BNNPTNT ngày 26/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về tiêu chí xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ của khu bảo tồn biển.
Vùng đệm KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động có diện tích 3.315,53 ha, gồm 12 thôn bản của 4 xã thuộc 2 huyện Quan Sơn và Quan Hóa.
Trong giai đoạn 2016-2020, vùng đệm sẽ được điều tra, khảo sát, xác lập mới nếu đủ cơ sở thực tiễn, khoa học khi mở rộng khu bảo tồn.
2.4.5.2. Chức năng vùng đệm:
- Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất, vùng đất có mặt nước nằm trong ranh giới khu rừng đặc dụng hoặc liền kề với ranh giới khu rừng đặc dụng. Vùng đệm bao gồm vùng đệm bên trong và vùng đệm bên ngoài.
+ Vùng đệm bên trong là vùng đệm nằm trong phạm vi ranh giới khu rừng đặc dụng.
+ Vùng đệm bên ngoài là vùng đệm liền kề với ranh giới ngoài của khu rừng đặc dụng.
- Vùng đệm có tác dụng ngăn ngừa, giảm nhẹ sự xâm hại vào khu rừng đặc dụng; thu hút người dân tham gia các hoạt động của khu rừng đặc dụng theo phương thức đồng quản lý nhằm từng bước nâng cao, ổn định đời sống của người dân sống trong vùng đệm.
2.4.5.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm
Để giảm những tác động tiêu cực vào KBT, cần hướng tới giúp đỡ người dân thoát khỏi đói nghèo, cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần, các hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đệm đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm như: Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ phát triển rừng sản xuất; Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg, ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 quy định: Hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn bản vùng đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng; mức hỗ trợ mỗi thôn bản là 40 triệu đồng/thôn, bản/năm. Ngoài ra còn nhiều chính sách hỗ trợ khác để đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội vùng đệm như:
- Giai đoạn 2014-2015:
+ Trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/TTg: 500 ha.
+ Vốn hỗ trợ cho 12 thôn vùng đệm giáp ranh với suất hỗ trợ là 40 triệu đồng/1 thôn/năm.
- Giai đoạn 2016- 2020:
+ Trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/TTg: 500 ha.
+ Hỗ trợ dịch vụ khoa học cho cộng đồng dân cư phát triển kinh tế: Tổ chức các khóa tập huấn kỹ năng sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
+ Xây dựng các chương trình quy hoạch phát triển cho thôn (bản) các xã vùng đệm trên các lĩnh vực: Sử dụng đất có hiệu quả; phát triển các mô hình trồng cây đặc sản; chăn nuôi đại gia súc, vật nuôi có kiểm soát.
+ Xây dựng mô hình chăn thả đại gia súc tập trung gắn với kiểm soát dịch bệnh. + Vốn hỗ trợ cho 12 thôn vùng đệm giáp ranh với định mức 40 triệu đồng/1 thôn/năm.
2.4.5.4. Hỗ trợ xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng:
Phần lớn các xã vùng đệm kết cấu hạ tầng cơ sở còn thấp kém trên mọi lĩnh vực: hệ thống đường giao thông, thủy lợi, đặc biệt hầu hết các thôn bản còn chưa có hệ thống cung cấp nước sạch. Giai đoạn 2016-2020, hỗ trợ và lồng ghép với các chương trình, dự án hoàn thiện hệ thống tuyến đường liên thôn trong các xã vùng đệm, kiên cố hóa hệ kênh mương nội đồng, xây hệ thống cung cấp nước
sạch ở các xã vùng đệm và xây dựng 06 đập nước kiên cố kết hợp PCCCR.
2.4.6. Tổ chức các hoạt động giám sát về diễn biến tài nguyên rừng; đa dạng sinh học; phục hồi hệ sinh thái; sử dụng tài nguyên và các dịch vụ môi dạng sinh học; phục hồi hệ sinh thái; sử dụng tài nguyên và các dịch vụ môi trường rừng đặc dụng
2.4.6.1. Giám sát, đánh giá chất lượng rừng.
Giám sát và đánh giá là các công cụ quản lý quan trọng nhằm giúp các đơn vị thực hiện dự án đưa ra những thông tin quý giá từ các hoạt động đang diễn ra hiện tại và trong quá khứ. Những thông tin này sẽ phục vụ cho việc điều chỉnh, định hướng và lập kế hoạch cho các hoạt động của dự án sau này. Mục đích chung của công tác giám sát và đánh giá là đo lường và đánh giá kết quả thực hiện dự án, xác định những vấn đề tồn tại, đưa ra những giải pháp… để từ đó có thể quản lý một cách hiệu quả hơn những đầu ra, kết quả của dự án. Tiêu chí, chu kỳ, phương pháp và nội dung giám sát, đánh giá chất lượng như sau:
+ Các chỉ tiêu được đánh gía và theo dõi giám sát bao gồm: Diện tích, chất lượng; kết quả thực hiện bảo vệ rừng, trồng rừng, làm giàu rừng; cải thiện đời sống cho hộ gia đình tham gia dự án; lợi ích kinh tế do dự án mang lại
+ Chu kỳ đánh giá: Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các hạng mục hoạt động trong kế hoạch hàng năm để đánh giá kết quả thực hiện của mỗi năm và kết quả tích lũy từ năm bắt đầu thực hiện quy hoạch đến năm đánh giá.
+ Phương pháp theo dõi đánh giá và thu thập thông tin: Khảo sát thực địa toàn bộ diện tích, đối chiếu với bản đồ thiết kế lô để khoanh vẽ và xác định khối lượng thực hiện. Các tác nghiệp kỹ thuật kiểm tra theo đúng quy phạm về các giải pháp lâm sinh đã được quy định. Đo đếm theo phương pháp ngẫu nhiên hoặc hệ thống theo hàng hoặc ô tiêu chuẩn. Khối lượng đo đếm theo tỷ lệ diện tích. Đơn vị là số hố hoặc số cây; phương pháp theo dõi đánh giá chăm sóc rừng trồng cũng được thực hiện tương tự như đối với việc theo dõi, đánh giá trồng rừng…
- Thành quả theo dõi đánh giá: Thành quả theo dõi đánh giá là biên bản nghiệm thu, báo cáo và đề xuất để cải thiện tình hình thực hiện quy hoạch.
Khối lượng: Mỗi năm thực hiện 2 đợt; tổng số đợt thực hiện 14 đợt.
2.4.6.2. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
Hoạt động này hiện nay đang do cơ quan Kiểm lâm đảm nhiệm do vậy công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, cập nhật các thông tin biến động về rừng và đất lâm nghiệp thực hiện theo Phương án theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
2.4.7. Quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực và các kỹ năng về bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển cộng đồng bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển cộng đồng
2.4.7.1. Mục tiêu: Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ Hạt kiểm lâm Quan Hóa thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn, cập nhật các kiến thức mới. Đào tạo cán bộ chuyên sâu về các lĩnh vực bảo tồn, bảo tồn sinh cảnh, bảo tồn thiên nhiên.
2.4.7.2. Nội dung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, gồm: Đào tạo sau đại học (Thạc sỹ) 5 người cho các lĩnh vực chuyên ngành: Nghiên cứu về khu hệ động vật rừng, thực vật rừng, bảo tồn ĐDSH, bảo tồn thiên nhiên... Đối tượng là các cán bộ có trình độ Đại học, có năng lực trong công tác và có nguyện vọng học tập nghiên cứu và công tác lâu dài ở Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa. Đào tạo Đại học các ngành Lâm nghiệp, Luật, Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Du lịch ...
- Đào tạo chuyên gia chuyên sâu phục vụ công tác bảo tồn: Để thực hiện các chương trình bảo tồn các loài thực vật rừng quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Hiện tại cán bộ khoa học của KBT chưa được đào tạo chuyên sâu về từng lĩnh vực chuyên môn. Để đảm bảo tính chủ động trong nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực nghiên cứu chuyên sâu, kỹ năng về bảo tồn, mặt khác các cán bộ của KBT sau khi được đào tạo sẽ phổ biến, truyền đạt kiến thức đã được học cho cán bộ của đơn vị. Do vậy, giai đoạn 2016-2020 cần thiết phải đào tạo các chuyên gia chuyên sâu cho các lĩnh vực chuyên môn.
- Hình thức đào tạo: Đào tạo ở nước ngoài đối với các chuyên gia nghiên cứu bảo tồn thực vật quý hiếm; đào tạo trong nước đối với các chuyên gia bảo tồn thiên nhiên; đào tạo nguồn nhân lực về kỹ năng hướng dẫn du lịch. Ngoài ra có thể mở các khóa huấn luyện ngắn hạn để đào tạo kiến thức hỗ trợ như: Ngoại ngữ, tin học văn phòng, công nghệ thông tin địa lý (GIS ) để quản lý tài nguyên thiên nhiên. Bồi dưỡng, cập nhật nghiệp vụ chuyên môn hàng năm cho cán bộ, công chức, về các chuyên đề:
- Tập huấn, huấn luyện về đa dạng sinh học, theo dõi, giám sát ĐDSH, … 2 năm tổ chức 1 khóa, 20 người tham dự, thời gian huấn luyện 20 ngày.
- Tuyên truyền pháp luật, giáo dục về bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, có sự tham gia của cộng đồng, 2 năm tổ chức 1 đợt, 30 người tham dự, thời gian huấn luyện 20 ngày.
- Các lớp tuyên truyền pháp luật, giáo dục cộng đồng ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Tổ chức hàng năm trong cộng đồng dân cư vùng đệm.
2.4.8. Định hướng rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa
Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 08/01/2014, giao Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa quản lý khu bảo tồn loài,