Kiểu
thảm
Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đai 700-1600m
Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới dưới 700m Hỗn giao cây lá rộng
và cây lá kim (đá vôi)
Cây lá rộng (đá vôi) Cây lá rộng (đá vôi) Cây lá rộng (núi đất) Cấp H N N% N N% N N% N N% <50 cm 717 43,56 1823 63,04 366 22,58 158 31,54 51-100 cm 518 31,47 731 25,28 638 39,36 183 36,53 >100 cm 411 24,97 338 11,69 617 38,06 160 31,94 Tổng 1.646 100 2.892 100 1621 100 501 100 N/ha/vùng 26.336 23.136 25.936 8.016
Nguồn: Báo cáo dự án xác lập KBT; Kết quả điều tra bổ sung tháng 10/2014)
Như vậy, mật độ tái sinh cao, diễn thế rừng theo chiều hướng đi lên, đảm bảo cho quá trình phục hồi, phát triển rừng sau này.
3.2.5.2. Phân b tái sinh theo cấp chiều cao: Tỷ lệ cây mạ (H≤50cm) dao động từ 22,58 - 63,04%, đây là số liệu cho thấy tái sinh tự nhiên phân theo cấp chiều cao không đều, thấp.
3.2.5.3. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh:
Mối quan hệ giữa tầng cây mẹ và lớp cây tái sinh có quan hệ mật thiết. Những cá thể ưu thế ở tầng trên, chưa hẳn đã ưu thế ở lớp cây tái sinh, nó phụ thuộc khả năng nảy mầm và phát triển của từng loài cụ thể. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh theo các kiểu rừng như sau:
a. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đai 700-1600 m - Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim trên núi đá vôi:
Trong kiểu rừng này, phát hiện tái sinh của 3 trong số 6 loài thực vật hạt trần quý, hiếm với tỷ lệ trung bình so với các loài khác trong khu vực gồm Thông Pà cò
(Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang) chiếm tỷ lệ tái sinh cao nhất, tiếp đến là Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius D.Don) và ít nhất là Dẻ tùng sọc hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg). Tỷ lệ cây tái sinh chiếm ưu thế là loài Thị vảy ốc (Diospyros filipendula Pierre ex Lecomte), Cui lá to (Heritiera macrophylla
Wall), Nhọc (Polyalthia thorelii (Pierre) Fine et Gagnep); các loài có tỷ lệ cây tái sinh thấp nhất trong kiểu rừng này gồm: Chân chim (Schefflera heptaphylla (L) Fordin), Bọt ếch (Glochidion lanceolarium (Roxb) Voigt), Sâng (Pometia pinnata J. R. et G. Forst). Không ghi nhận được tình trạng tái sinh của 3 loài là Nhọc (Polyalthia sp), Sếu (Celtisorientalis Thunb) và Dâu vàng (Morus sp).
- Rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi: Duy nhất phát hiện tình trạng tái sinh của 1 loài hạt trần là Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii H. L. Li) với tỷ lệ tái sinh đạt loại trung bình so với các loài khác phân bố trong khu vực. Chiếm tỷ lệ cao nhất về thành phần cây tái sinh là loài Gội
(Chisocheton glomeratus Hiern), Bồ hòn (Sapindus saponaria L), Sâng (Pometia pinnata J. R. et G. Forst); tỷ lệ tái sinh thấp nhất gồm Trường vải (Nephelium melliferum Gagnep), Sung trổ, Vả rừng (Ficus variegata Blume), Mán voi, Han voi (Dendrocnide urentissima (Gagnep) Chew), Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla (L) Frodin), Dung giấy (Symplocos lucida (Thunb.) Sieb. et Zucc.).
b. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới dưới 700 m
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi: Tình trạng tái sinh của các loài phân bố trong kiểu rừng này tương đương nhau, khác biệt không lớn. Tỷ lệ tái sinh cao nhất là loài Nhội (Bischofia javanica Blume) và loài chiếm tỷ lệ tái sinh thấp nhất là Kháo sụ (Phoebe tavoyana Hook.f). Có 2 loài không ghi nhận được tình trạng tái sinh là loài Lai (Aleurites molucana (L.) Willd.) và Kháo thơm (Machilus odoratissima Nees). Đã ghi nhận có 2 loài hạt trần tái sinh đó là Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii H. L. Li) và Thông tre lá dài (Podocarpus pilgeri
Foxw.) với tỷ lệ tái sinh trung bình.
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất: Tỷ lệ tái sinh của các loài thấp. Không có bất kỳ ghi nhận tái sinh của các loài hạt trần trong kiểu rừng này.
3.2.6. Đa dạng hệ thực vật rừng
Kết quả điều tra đã thu thập thông tin, xác định được 373 loài thuộc 276 chi, 116 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Kết quả điều tra bổ sung ghi nhận 6 loài hạt trần quý, hiếm gồm: Thông pà cò (Pinus kwangtungensis), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Dẻ tùng sọc hẹp (Amentotaxus argotaenia), Dẻ tùng sọc rộng (Amentotaxus yunnanensis), Thông đỏ đá vôi (Taxus chinensis), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius). So với những kết quả ghi nhận trước đây không phát hiện thêm loài mới, cần tiếp tục điều tra, nghiên cứu chuyên sâu về đa dạng khu hệ thực vật rừng hiện có trong khu bảo tồn.