Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 60)

II. QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT

2.2.Mục tiêu cụ thể

2. Mục tiêu phát triển khu rừng đặc dụng, phân theo giai đoạn 2014-2015 và giai đoạn 2016 – 2020

2.2.Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Giai đoạn 2014-2015

Hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy; từng bước đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với không gian và cảnh quan phục vụ cho công tác quản lý điều hành; đào tạo nâng cao năng lực chuyên sâu cho cán bộ làm công tác bảo tồn thiên nhiên;

Bảo vệ nguyên vẹn 6 loài hạt trần hiện có theo hướng bền vững, ngăn chặn hiệu quả các vụ xâm hại tài nguyên rừng, kiên quyết không để xảy ra cháy rừng;

Hoàn chỉnh hệ thống mốc ranh giới; phân định rõ các phân khu chức năng; hoàn thiện hệ thống bản đồ quản lý phục vụ quản lý, bảo vệ rừng;

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư bảo vệ rừng, bảo tồn loài như làm giàu rừng, nâng cấp chất lượng rừng, trồng rừng, nghiên cứu khoa học, đào tạo phát triển nguồn nhân lực;

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái cho cộng đồng vùng đệm; đẩy mạnh đầu tư, quản lý và phát triển rừng đặc dụng. Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về nghiên cứu và bảo tồn loài, sinh cảnh theo quy định của pháp luật.

Khai thác hiệu quả thế mạnh, tiềm năng về tài nguyên rừng, cảnh quan thiên nhiên và lợi thế về vị trí địa lý, các di tích lịch sử văn hóa trong vùng để thúc đẩy du lịch sinh thái, tạo sinh kế, nâng cao đời sống người dân góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội vùng đệm.

2.2.2. Giai đoạn 2016-2020

Áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và nghiên cứu khoa học; tiếp tục thực hiện các hoạt động lâm sinh như làm giàu rừng, nâng cao chất lượng rừng, trồng rừng đặc dụng.

Xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, các mô hình ứng dụng thiết thực phục vụ bảo tồn các loài hạt trần, các quẩn thể loài, sinh cảnh một cách bền vững.

Cơ bản hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đáp ứng tối thiểu nhu cầu hoạt động quản lý bảo vệ rừng, nghiên cứu, đào tạo, học tập phù hợp với đặc điểm văn hóa truyền thống trong vùng;

Đầu tư phát triển kinh tế xã hội, thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất, đào tạo nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư địa phương về bảo tồn đa dạng sinh học; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích để cải thiện sinh kế, thu hút họ tự nguyện tham gia bảo vệ rừng, hoạt động du lịch sinh thái, gìn giữ tài nguyên rừng của khu bảo tồn.

2.3. Luận chứng các phương án và lựa chọn phương án phát triển rừng đặc dụng Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động đến năm 2020

2.3.1. Luận chứng các phương án phát triển.

Sau khi điều tra bổ sung, phân tích thực trạng KBT có một số quan điểm khác nhau về phạm vi, ranh giới các phân khu được tập hợp thành các phương án cụ thể như sau:

- Phương án thứ nhất: Giữ nguyên ranh giới, diện tích rừng và đất rừng đặc dụng Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động theo Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 về thành lập Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa, với quy mô diện tích rừng đặc dụng KBT là 646,95 ha. Đồng thời nghiên cứu, có lộ trình phù hợp, khả thi để mở rộng khu bảo tồn sang 3 xã (Trung Thượng, Sơn Lư, Sơn Điện) thuộc huyện Quan Sơn và một phần diện tích xã Nam Động thuộc huyện Quan Hóa sau năm 2020.

+ Ưu điểm: Diện tích rừng đặc dụng của KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động đảm bảo ổn định, không gây xáo trộn; không phải trình cấp thẩm quyền điều chỉnh lại ranh giới, thời gian triển khai và thực hiện quy hoạch nhanh; ổn định trong hoạt động đầu tư xây dựng thực hiện các chương trình bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng.

+ Nhược điểm: Không gian, diện tích thực hiện các hoạt động bảo tồn hẹp, không kế thừa và phát huy hết giá trị đa dạng sinh học vùng phụ cận; không đủ tiêu chí, điều kiện thành lập Ban quản lý theo quy định của pháp luật, chế độ làm việc kiêm nhiệm, thiếu chuyên sâu ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác

BTTN.

- Phương án thứ hai: Mở rộng không gian, diện tích khu bảo tồn lên khoảng 5.000ha (quy hoạch mở rộng diện tích khu bảo tồn sang 03 xã Sơn Lư, Sơn Điện, Trung Thượng của huyện Quan Sơn với diện tích 3.300 ha và mở rộng một phần diện tích xã Nam Động, huyện Quan Hóa với diện tích khoảng gần 1.100 ha).

+ Ưu điểm: Tạo ra không gian, diện tích rừng đặc dụng KBT các loài loài hạt trần quý, hiếm Nam Động đủ rộng để triển khai và tổ chức các hoạt động BTTN, gìn giữ đa dạng sinh học, đáp ứng nhu cầu chống biến đổi khí hậu; phù hợp với nội dung Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa và phát huy giá trị về tài nguyên rừng hiện có trong khu vực; đủ tiêu chí thành lập Ban quản lý khu bảo tồn theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Nhược điểm: Phải điều chỉnh lại ranh giới khu bảo tồn, đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức, tiền của. Đồng thời thu hẹp diện tích canh tác, kinh doanh rừng của nhân dân trong khu vực

2.3.2. Lựa chọn phương án.

Sau khi đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương án: Phương án 1 là phương án được lựa chọn để quy hoạch.

Trong thời gian thực hiện quy hoạch, phương án này có tính khả thi, không những đáp ứng mục tiêu chính là bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, các giá trị về đa dạng sinh học, nguồn gen của 6 loài hạt trần hiện có mà còn thỏa mãn giải quyết mẫu thuẫn giữa vấn đề bảo tồn với phát triển trong ngắn hạn. Lựa chọn phương án này là phương án quy hoạch mở, vừa giải quyết tính ổn định trong sản xuất kinh doanh nghề rừng của người dân trong khu vực gắn với vấn đề phòng hộ, bảo vệ môi trường, phát triển hệ sinh thái rừng, du lịch sinh thái, vừa có thể điều tra nghiên cứu thấu đáo, lộ trình phù hợp để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để mở rộng khu bảo tồn... Phương án sẽ gắn kết được với các quy hoạch chuyên ngành, phát triển dân sinh, kinh tế trong vùng, tạo niềm tin để thực hiện mục tiêu phát triển tổng thể kinh tế, xã hội của địa phương trên cơ sở sử dụng tài nguyên hợp lý và bền vững góp phần xây dựng nông thôn mới.

2.4. Định hướng Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, đến năm 2 2

Theo phương án đã lựa chọn, ranh giới KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động được quy hoạch đến năm 2020 theo hướng giữ ổn định vị trí, quy mô như hiện tại. Tổng diện tích khu rừng đặc dụng là 646,95 ha, nằm trên địa giới hành chính xã Nam Động. Cụ thể như sau:

- Toạ độ địa lý: Từ 20° 18' 07” đến 20° 19' 38” vĩ độ Bắc; Từ 104° 52' 8” đến 104° 53' 26” kinh độ Đông;

- Ranh giới phía Đông: giáp khoảnh 3 (tiểu khu 187). Bắt đầu từ điểm giao của ranh giới khoảnh 5 và 2 với ranh giới khoảnh 5 và 3 (tiểu khu 187) đến điểm

giao ranh giới huyện Quan Hóa và Quan Sơn với ranh giới khoảnh 4 và 5 (tiểu khu 187).

- Ranh giới phía Tây: giáp khoảnh 4 và 5 (tiểu khu 185). Bắt đầu từ điểm giao của giữa ranh giới khoảnh 5 và 6 (tiểu khu 185) với ranh giới huyện Quan Hóa và Quan Sơn đến điểm giao ranh giới giữa khoảnh 6 và 1 với ranh giới khoảnh 3 và 6 (tiểu khu 185).

- Ranh giới phía Nam: giáp xã Sơn Lư và xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn. Bắt đầu từ điểm giao ranh giới khoảnh 5 và 6 (tiểu khu 185) với ranh giới huyện Quan Hóa và Quan Sơn đến điểm giao ranh giới huyện Quan Hóa và Quan Sơn với ranh giới khoảnh 4 và 5 (tiểu khu 187).

- Ranh giới phía Bắc: giáp với khoảnh 1,2,3,4,5 tiểu khu 185 và khoảnh 1,2 tiểu khu 187. Bắt đầu từ điểm giao ranh giới giữa khoảnh 6 và 1 với ranh giới khoảnh 3 và 6 (tiểu khu 185) đến ranh giới huyện Quan Hóa thuộc khoảnh 3 và 5 (tiểu khu 187).

Diện tích vùng lõi Khu bảo tồn là: 646,95 ha, bao gồm khoảnh 6 (tiểu khu 185), khoảnh 5 (tiểu khu 187).

Song song với việc giữ ổn định quy mô, danh giới, trong giai đoạn quy hoạch sẽ đồng thời có những bước chuẩn bị cụ thể, xin chủ trương, lập dự án điều tra, đánh giá cụ thể hiện trạng tài nguyên, điều kiện kinh tế xã hội làm cơ sở đề xuất mở rộng khu bảo tồn sau năm 2020.

2.4.1. Quy hoạch phát triển không gian, sử dụng đất của các phân khu chức năng chức năng

2.4.1.1. Luận cứ phân chia phân khu chức năng

Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ và đặc điểm về hiện trạng sử dụng đất, khả năng bố trí quỹ đất, đặc điểm hiện trạng tài nguyên rừng để hài hòa giữa bảo tồn với phát triển sinh kế của người dân trong khu vực.

Quy hoạch các phân khu chức năng KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động đến năm 2020 như sau: Về cơ bản giữ nguyên hiện trạng các phân khu chức năng, tuy nhiên điều chỉnh các giải pháp thực hiện quy hoạch thông qua các biện pháp tác động theo từng phân khu để bảo tồn và phát triển, giá trị sử dụng của từng phân khu.

2.4.1.2. Quy hoạch xác lập các phân khu chức năng.

a, Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích quy hoạch: 502,84 ha thuộc tiểu khu 185.

Đặc điểm rừng và đa dạng sinh học: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt hội tụ đầy đủ những đặc trưng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên trên núi đá; là nơi phân bố tập trung 6 loài thực vật hạt trần gồm Thông pà cò (Pinus

kwangtungensis), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Dẻ tùng sọc hẹp

(Amentotaxus argotaenia), Dẻ tùng sọc rộng (Amentotaxus yunnanensis), Thông đỏ đá vôi (Taxus chinensis), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius). Diện tích đất có rừng chiếm gần 100% tổng diện tích của phân khu. Toàn bộ diện tích rừng ở phân khu này là rừng tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn; ngoài ra đây là vùng sinh sống của các loài động vật quý hiếm như Voọc xám, các loài Khỉ, Bò tót...

Tình hình phân bố dân cư: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được quy hoạch không có dân cư sinh sống. Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn hiện tượng khai thác lâm sản ngoài gỗ vì vậy, trong thời gian tới cần có các giải pháp ngăn chặn triệt để hiện tượng này.

Chức năng nhiệm vụ:

+ Bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ diện tích rừng và đất rừng trong phân khu; nghiên cứu, điều tra và gắn các giải pháp bảo tồn 6 loài loài hạt trần, các quần thể các loài động vật rừng như (Voọc Xám, các loài Mang, các loài Khỉ...), các thực vật quý hiếm khác (Nghiến, Chò chỉ, Vù hương, Bảy lá một hoa, Lan kim tuyến, Lan hài...) hiện có trong phân khu với các giải pháp bảo tồn thích hợp, hiệu quả.

+ Cấm mọi hành động làm thay đổi thành phần loài và cấu trúc rừng. Cấm mọi hoạt động tác động của con người và thả vật nuôi vào rừng. Bảo vệ nguyên vẹn những cảnh quan thiên nhiên của rừng.

+ Trên các tuyến đường mòn và đường tuần tra trong rừng xây các trạm dừng chân và dựng các biển chỉ dẫn phục vụ cho du lịch sinh thái.

+ Phòng chống cháy rừng, nghiêm cấm mọi hành vi đốt lửa trong phân khu. + Bố trí một cách có chọn lọc các công trình nhân tạo như cải tạo, nâng cấp rừng, làm đường, bậc leo núi…hạn chế mức cao nhất việc bê tông hóa các công trình xây dựng, đường bảo vệ, du lịch…

+ Tổ chức các chương trình giáo dục và đào tạo, các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, giao lưu văn hóa, bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào Thái, Mường.

+ Liên doanh, liên kết để kinh doanh du lịch và tổ chức thực hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa học.

b, Phân khu phục hồi sinh thái:

Diện tích 144,11ha bao gồm 1 phần diện tích của 2 tiểu khu 185, 187. Đặc điểm rừng và đa dạng sinh học: Trạng thái rừng chủ yếu là rừng nghèo kiệt, rừng non phục hồi, rừng hỗn giao, rừng nứa thuộc đai độ cao trên 700m. Diện tích đất trống cây gỗ rải rác có khả năng phục hồi tốt thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp.

Tình hình phân bố dân cư: Phân khu phục hồi sinh thái không có dân cư sinh sống nhưng khu vực giáp ranh phân khu có 7 hộ gia đình thuộc Bản Lở - xã Nam Động đang canh tác nông nghiệp cần phải vận động, di dời hoặc dừng canh

tác nông nghiệp. Cần thiết có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, ưu tiên giao khoán các công việc liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng; thực hiện chính sách về chia sẻ lợi ích để người dân các thôn (bản) vùng đệm được khai thác lâm sản ngoài gỗ theo qui trình và vùng qui hoạch để tạo việc làm, nâng cao đời sống và gắn nâng cao trách nhiệm của người dân trong hoạt động bảo vệ rừng bền vững.

Chức năng nhiệm vụ:

+ Bảo vệ diện tích rừng hiện có, nghiêm cấm chặt phá cây rừng, săn bắt động vật rừng.

+ Khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng tự nhiên; cải tạo, làm giầu rừng tự nhiên, rừng trồng bằng các loài cây bản địa…nhằm nhanh chóng phục hồi hệ sinh thái rừng, mở rộng vùng hoạt động sống của động vật rừng, tạo cảnh quan đẹp phục vụ du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.

+ Cho phép phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch thiết yếu, không phát triển với quy mô lớn. Hướng dẫn khách du lịch và người dân cùng tham gia bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các điểm du lịch sinh thái.

+ Nghiêm cấm các hoạt động làm biến đổi cảnh quan thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường gắn với PCCCR.

+ Nâng cấp, xây dựng có chọn lọc các công trình nhân tạo như cải tạo, nâng cấp rừng, trồng cây xanh, làm đường, bậc leo núi, các công trình xây dựng khác…

+ Được khai thác các lâm sản ngoài gỗ theo vùng qui hoạch theo qui trình kỹ thuật bền vững gắn cơ chế chia sẻ lợi ích đối người dân vùng đệm.

c, Phân khu hành chính dịch vụ: Nâng cấp Trạm Kiểm lâm Bản Bâu thành Văn phòng khu bảo tồn và 03 Trạm Kiểm lâm (Nam Động, Lở - xã Nam Động; Xủa - xã Sơn Điện).

* Như vậy, trong kỳ quy hoạch ngoài việc ổn định ranh giới, diện tích của khu bảo tồn theo kết quả phê duyệt thành lập KBT tại Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh thì sẽ tổ chức điều tra, khảo sát, nghiên cứu cụ thể các tiêu chí, đặc điểm tài nguyên rừng, kinh tế - xã hội, tình hình giao đất, giao rừng vùng đệm và phụ cận làm cơ sở đề xuất lộ trình thích hợp để mở rộng hay nâng cấp khu bảo tồn phù hợp, khả thi.

2.4.2. Quy hoạch các hạng mục bảo vệ rừng, phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen; bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, môi nguồn gen; bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, môi trưng; cứu hộ sinh vật và các chương trình nghiên cứu khoa học

2.4.2.1. Quy hoạch chương trình bảo vệ rừng

- Đối tượng: Tất cả diện tích rừng trong khu bảo tồn.

- Tổng diện tích rừng đến năm 2020: 591,9 ha. Chi tiết cụ thể theo năm tại

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 60)