Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 82 - 83)

II. QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT

3. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng

hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

- Chuẩn hóa và quy hoạch đội ngũ cán bộ của Hạt kiểm lâm Quan Hóa, đặc biệt là cán bộ trực tiếp làm việc cho KBT để đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới gắn công tác quy hoạch với đào tạo. Đồng thời nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật cho các tổ, Trạm trong đơn vị.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân vùng đệm, vùng lõi khu bảo tồn chấp hành các quy định về BV và PTR; nâng cao nhận thức cho nhân dân về công tác bảo tồn đa dạng sinh học, lôi cuốn người dân tham gia và chia sẻ lợi ích từ các hoạt động bảo tồn thiên nhiên.

- Tăng cường các giải pháp thực thi công tác QLBVR, trong đó tập trung: Đào tạo nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng (Kiểm lâm, tổ đội quần chúng BVR ở cơ sở...) thông qua tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý bảo vệ rừng, sử dụng và phát triển rừng, PCCCR... Đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm tra rừng và thực hiện tốt các chương trình giám sát biến động về tài nguyên động, thực vật rừng trong các khu rừng đặc dụng. Chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Làm tốt công tác phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, Công an, Dân quân tự vệ và các lực lượng khác trong công tác BVR theo Nghị định 74/NĐ-CP của Chính phủ. Tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời những biến động về tài nguyên động, thực vật rừng vào hồ sơ tiểu khu, hồ sơ quản lý rừng.

- Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn: Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ về lâm sinh, bảo vệ rừng và du lịch dịch vụ cho cán bộ công nhân viên trong mọi lĩnh vực hoạt động của khu bảo tồn. Ưu tiên tuyển dụng cán bộ được đào tạo chính quy, con em đồng bào tại địa phương để đưa đi đào tạo nghiệp vụ. - Đào tạo sau đại học: Tạo điều kiện cho các kỹ sư theo học các lớp cao học và nghiên cứu sinh theo lộ trình của chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, các hình thức liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo rất phát triển như: các viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước để cử cán bộ đi học.

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học: Động viên và khuyến khích cán bộ trong khu bảo tồn tham gia các khoá đào tạo về công nghệ thông

tin và ngoại ngữ.

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)