Đa dạng hệ thực vật rừng

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 26 - 27)

3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững KBT các loài hạt

3.2.6.Đa dạng hệ thực vật rừng

3.2. Đặc trưng cơ bản về tài nguyên rừng KBT

3.2.6.Đa dạng hệ thực vật rừng

Kết quả điều tra đã thu thập thông tin, xác định được 373 loài thuộc 276 chi, 116 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Kết quả điều tra bổ sung ghi nhận 6 loài hạt trần quý, hiếm gồm: Thông pà cò (Pinus kwangtungensis), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Dẻ tùng sọc hẹp (Amentotaxus argotaenia), Dẻ tùng sọc rộng (Amentotaxus yunnanensis), Thông đỏ đá vôi (Taxus chinensis), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius). So với những kết quả ghi nhận trước đây không phát hiện thêm loài mới, cần tiếp tục điều tra, nghiên cứu chuyên sâu về đa dạng khu hệ thực vật rừng hiện có trong khu bảo tồn.

Bảng 1.3: Cấu trúc hệ thực vật bậc cao có mạch tại khu vực nghiên cứu

Tên khoa học Tên tiếng Việt

Họ Chi Loài

Số

lượng Tỷ lệ % lượng Số Tỷ lệ % lượng Số Tỷ lệ %

Psilotophyta Ngành Khuyết lá thông 1 0,86 1 0,36 1 0,27 Lycopodiophyta Ngành Thông đất 2 1,72 2 0,72 3 0,80 Polypodiophyta Ngành Dương xỉ 12 10,34 16 5,80 24 6,43 Pinophyta Ngành Thông 5 4,31 6 2,17 8 2,14 Magnoliophyta Ngành Ngọc lan 96 82,76 251 90,94 337 90,35 A. Magnoliopsida Lớp Hai lá mầm 79 68,10 213 77,17 291 78,02 B. Liliopsida Lớp Một lá mầm 17 14,66 38 13,77 46 12,33 Tổng số 116 100 276 100 373 100

Nguồn: Báo cáo dự án xác lập KBT; kết quả điều tra bổ sung tháng 10/2014)

90,35% tổng số loài, 90,94% tổng số chi và 82,76% tổng số họ của hệ thực vật. Riêng trong ngành Ngọc lan – Magnoliophyta, lớp Hai lá mầm – Magnoliopsida chiếm tỉ lệ cao hơn trong tất cả các bậc taxon thấp hơn. Đây là quy luật chung của các hệ thực vật thuộc hệ thực vật Việt Nam.

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 26 - 27)