Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái; định hướng phân khu chức năng dịch vụ du lịch theo

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 71 - 72)

II. QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT

2.4.4.Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái; định hướng phân khu chức năng dịch vụ du lịch theo

2. Mục tiêu phát triển khu rừng đặc dụng, phân theo giai đoạn 2014-2015 và giai đoạn 2016 – 2020

2.4.4.Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái; định hướng phân khu chức năng dịch vụ du lịch theo

2.4. Đinh hướng Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững KBT các loài hạt tràn quý, hiếm Nam

2.4.4.Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái; định hướng phân khu chức năng dịch vụ du lịch theo

chức năng dịch vụ du lịch theo loại hình tham quan, học tập, nghiên cứu

2.4.4.1. Quy hoạch sản phẩm du lịch

- Du lịch sinh thái;

- Du lịch sinh thái kết hợp với sản phẩm du lịch đường thủy, du lịch tham quan (bao gồm các sản phẩm du lịch tham quan, tìm hiểu văn hóa địa phương, tham quan các làng nghề truyền thống, tham quan kết hợp với tìm hiểu nghiên cứu khoa học);

- Du lịch bền vững (hay du lịch cộng đồng);

- Du lịch mạo hiểm (gồm các sản phẩm du lịch thể thao, mạo hiểm như: leo núi, bơi thuyền, khám phá hang động...).

2.4.4.2. Định hướng phát triển các tuyến, điểm tham quan

- Tuyến 1: Xây dựng tuyến du lịch từ cầu Nam Động vào trong bản Lở, đi qua các bản người Thái, Mường. Từ bản Lở, du khách có thể tiếp tục hành trình khám phá các đỉnh núi Nà Cô, Phù Cát (trên 1.100 m), Pha Phanh (1.205 m), Pa Pa (1.246 m).

- Tuyến 2: Lồng ghép khớp nối quy hoạch du lịch sinh thái rừng các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động vào hệ thống du lịch quanh vùng: Hang Ma, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu; khu du lịch động Bó Cúng của xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn; thăm quan làng bản...

- Tuyến du lịch sông nước: Từ Trạm Kiểm lâm Nam Động đi du ngoạn dọc theo sông Luồng hoặc đi các bản người Mông di cư đến xã Trung Lý (gắn với các di tích của đoàn quân Tây Tiến).

2.4.4.3. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch

Hoàn thiện bãi đỗ xe trên phần đất trước mặt Trạm Kiểm lâm Nam Động; xây dựng mới bến đỗ, các trạm dừng chân cho du khách, xây mới hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống thu gom và xử lý chất thải.

2.4.4.4. Định hướng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Sử dụng một phần mặt bằng hiện có để xây dựng một số công trình phụ trợ phục vụ phát triển du lịch như lựa chọn xây dựng loại hình cơ sở lưu trú phù hợp để phục vụ khách du lịch; các bãi cắm trại du lịch, nhà hàng, khu lưu niệm, trạm thông tin du lịch, nhà hàng ăn uống, mua sắm hàng lưu niệm.. nhằm đáp ứng nhu cầu khách du khách. Trang bị thêm các phương tiện phục vụ tham quan du lịch, đặc biệt là xuồng máy, xe đạp địa hình và các thiết bị ngắm nhìn.

- Hỗ trợ khôi phục nghề truyền thống phục vụ du lịch văn hóa: Khôi phục ngành nghề truyền thống, tạo việc làm cho cộng đồng địa phương nâng cao thu nhập ổn định đời sống cộng đồng, đồng thời lựa chọn và hỗ trợ một số hộ dân trong vùng đầu tư, khôi phục các nhà sàn truyền thống để đưa vào phục vụ khách du lịch cộng đồng, sinh thái tại 4 bản Bâu, Lở - xã Nam Động; bản Na Hồ, Xủa – xã Sơn Điện huyện Quan Sơn gắn với đầu tư, tôn tạo, phát huy những giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắm cảnh đã được xếp hạng trong khu vực.

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 71 - 72)