3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững KBT các loài hạt
3.4. Đa dạng về nguồn gen sinh vật
Bên cạnh sự hiện diện của 6 loài hạt trần quý hiếm, có giá trị bảo tồn thì với 373 loài thực vật bậc cao có mạch và 23 loài thú chứng tỏ rằng đây là một trong số ít khu vực tại Việt Nam có tính ĐDSH cao, đa dạng cả về hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen được ghi nhận như vậy.
Nếu so sánh số lượng loài động, thực vật quý hiếm của Khu bảo tồn loài với một số khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và khu vực dãy Trường Sơn – một trong 200 vùng ĐDSH cao trên thế giới, thì đây là nơi có giá trị ĐDSH không những ở mức khu vực và còn mang tầm quốc tế, cụ thể:
Bảng 1.6: So sánh số lượng các loài quý hiếm một số khu rừng đặc dụng STT Tên khu rừng STT Tên khu rừng đặc dụng Động vật Thực vật Diện tích (ha) 1 VQG Bến En 52 40 14.734,67 2 VQG Cúc Phương 52 78 22.200,00 3 Khu BTTN Pù Hu 41 24 23.149,45 4 Khu BTTN Pù Luông 62 20 17.171,13
5 Khu BTTN Xuân Liên 43 41 27.141,90
6 Khu BT loài Sao La 31 10 12.153,00
7 VQG Lò Gò - Xa Mát 28 10 19.156,00
8 Khu BTTN Na Hang 79 7 22.401,50
9 Khu bảo tồn các loài Hạt trần quý hiếm Nam Động 23 40 646,95
Nguồn: Tài liệu xác lập các VQG, KBT; kết quả điều tra bổ sung)
So sánh với VQG Bến En, diện tích khu bảo tồn loài chỉ bằng 1/17 lần nhưng số loài động vật quý hiếm tại khu bảo tồn loài có tới 23 loài, bằng gần 1/2 số loài động vật quý hiếm của VQG Bến En (52 loài). Về số lượng loài thực vật quý hiếm, kết quả nghiên cứu cho thấy, tại khu bảo tồn loài có số loài thực vật quý hiếm bằng 1/3 số loài thực vật quý hiếm của VQG Bến En.
Nếu so sánh với VQG Lò Gò - Xa Mát, khu bảo tồn loài có diện tích chỉ bằng 1/22 lần nhưng số loài động vật quý hiếm khu bảo tồn loài gần bằng số loài động vật quý hiếm của VQG Lò Gò - Xa Mát. Đặc biệt, số lượng loài thực vật quý hiếm tại đây còn cao hơn nhiều so với VQG Lò Gò - Xa Mát.
Đối với các khu rừng đặc dụng khác, kết quả so sánh càng thể hiện rõ mức độ phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm tại đây.