năng huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch giai đoạn 2014-2020
7.1. Xuất phát điểm quy hoạch, những lợi thế phát triển
- Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động có giá trị cao về đa dạng sinh học, đặc biệt là 6 loài hạt trần; tài nguyên rừng cơ bản giữ nguyên được tính nguyên sinh; độ che phủ của rừng trong khu bảo đạt 96,56%, là môi trường lý tưởng, rất thuận lợi cho công tác nghiên cứu, bảo tồn tham quan du lịch. - Tiểu vùng khí hậu có bốn mùa rõ rệt, lượng mưa cao, khí hậu trong lành, mát mẽ quanh năm do có hệ thống sông, khe suối phân bố tương đối đều trong vùng, là điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rừng, và là môi trường sống thuận lợi cho phát triển của nhiều loài động vật.
- Trên địa bàn đã cơ bản hoàn thành công tác giao đất Lâm nghiệp, rừng đã có chủ thực sự. Xã hội hóa công tác QLBVR, PCCCR, PTR từng bước đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả, trồng rừng và bảo vệ rừng phát triển mạnh trong nhân dân, đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển bền vững khu bảo tồn loài.
- Lực lượng lao động dồi dào, đời sống vật chất, tinh thần từng bước được nâng lên; bộ mặt Nông thôn ngày một đổi thay, kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư, kiên cố hóa góp phần phát huy tiềm năng của vùng để phát triển kinh tế; thu hút họ tham gia thực hiện các chương trình quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
- Vùng quy hoạch khu bảo tồn loài có thể liên kết với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có nhiều đỉnh núi cao với thảm thực vật rừng nguyên sinh, nhiều thác nước, hang động, thuỷ điện Trung Sơn, các di tích lịch sử, di tích văn hóa,
cùng với các phong tục văn hoá đặc sắc, các lễ hội truyền thống của người Thái và người Mường là tiềm năng cho khai thác phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm, là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế.
- Khu bảo tồn loài có vai trò trực tiếp phòng hộ đầu nguồn sông Luồng, sông Mã, bảo vệ môi trường sinh thái, điều hòa nước tưới, phục vụ nước sinh hoạt, hoạt động công nghiệp cho vùng hạ lưu.
- Quỹ đất sản xuất thuộc vùng đệm và khu vực có tiềm năng lớn, đây là một lợi thế so sánh để thu hút nguồn lao động tại chỗ, giải quyết việc làm gắn phát triển kinh tế lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, xuất khẩu lâm sản cho vùng.
7.2. Khả năng huy động nguồn lực quy hoạch
- Vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu theo các Chương trình đầu tư đã có như: Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ; Chương trình dự án 147; Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo Quyết định số 57/QĐ-TTg và Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020... là cơ hội, động lực để phát triển. - Vốn Ngân sách tỉnh đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội và các chính sách đặc thù khác.
- Vốn huy động bằng các hình thức hợp pháp khác như: liên danh, liên kết các nhà đầu tư kinh doanh du lịch; nghiên cứu khoa học của các tổ chức trong và ngoài tỉnh; các tổ chức, quỹ quốc tế quan tâm đến bảo tồn gen, đa dạng sinh học như: VCF, GIZ, WB, FFI, TFF,....Ngoài ra huy động từ các tổ chức quốc tế đầu tư cho các hoạt động phát triển rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, bảo vệ và PCCCCR, tuyên truyền như: JICA2, Winrock International, World Vision,…
- Vốn lồng ghép: Hỗ trợ theo các Chương trình, dự án như: Xây dựng nông thôn mới, giao thông, thuỷ lợi, phát triển sản xuất; Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh,....
- Vốn tự có của đơn vị: Chủ yếu từ đóng đối ứng bằng nhân công trong các chương trình nghiên cứu khoa học, đào tạo nâng cao năng lực, tuyên truyền, bảo vệ rừng.
Phần thứ ba
QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT TRẦN QUÝ, HIẾM NAM ĐỘNG ĐẾN NĂM 2020