Quy hoạch phát triển không gian, sử dụng đất của các phân khu chức năng

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 63 - 65)

II. QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT

2.4.1.Quy hoạch phát triển không gian, sử dụng đất của các phân khu chức năng

2. Mục tiêu phát triển khu rừng đặc dụng, phân theo giai đoạn 2014-2015 và giai đoạn 2016 – 2020

2.4.1.Quy hoạch phát triển không gian, sử dụng đất của các phân khu chức năng

2.4. Đinh hướng Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững KBT các loài hạt tràn quý, hiếm Nam

2.4.1.Quy hoạch phát triển không gian, sử dụng đất của các phân khu chức năng

chức năng

2.4.1.1. Luận cứ phân chia phân khu chức năng

Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ và đặc điểm về hiện trạng sử dụng đất, khả năng bố trí quỹ đất, đặc điểm hiện trạng tài nguyên rừng để hài hòa giữa bảo tồn với phát triển sinh kế của người dân trong khu vực.

Quy hoạch các phân khu chức năng KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động đến năm 2020 như sau: Về cơ bản giữ nguyên hiện trạng các phân khu chức năng, tuy nhiên điều chỉnh các giải pháp thực hiện quy hoạch thông qua các biện pháp tác động theo từng phân khu để bảo tồn và phát triển, giá trị sử dụng của từng phân khu.

2.4.1.2. Quy hoạch xác lập các phân khu chức năng.

a, Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích quy hoạch: 502,84 ha thuộc tiểu khu 185.

Đặc điểm rừng và đa dạng sinh học: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt hội tụ đầy đủ những đặc trưng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên trên núi đá; là nơi phân bố tập trung 6 loài thực vật hạt trần gồm Thông pà cò (Pinus

kwangtungensis), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Dẻ tùng sọc hẹp

(Amentotaxus argotaenia), Dẻ tùng sọc rộng (Amentotaxus yunnanensis), Thông đỏ đá vôi (Taxus chinensis), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius). Diện tích đất có rừng chiếm gần 100% tổng diện tích của phân khu. Toàn bộ diện tích rừng ở phân khu này là rừng tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn; ngoài ra đây là vùng sinh sống của các loài động vật quý hiếm như Voọc xám, các loài Khỉ, Bò tót...

Tình hình phân bố dân cư: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được quy hoạch không có dân cư sinh sống. Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn hiện tượng khai thác lâm sản ngoài gỗ vì vậy, trong thời gian tới cần có các giải pháp ngăn chặn triệt để hiện tượng này.

Chức năng nhiệm vụ:

+ Bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ diện tích rừng và đất rừng trong phân khu; nghiên cứu, điều tra và gắn các giải pháp bảo tồn 6 loài loài hạt trần, các quần thể các loài động vật rừng như (Voọc Xám, các loài Mang, các loài Khỉ...), các thực vật quý hiếm khác (Nghiến, Chò chỉ, Vù hương, Bảy lá một hoa, Lan kim tuyến, Lan hài...) hiện có trong phân khu với các giải pháp bảo tồn thích hợp, hiệu quả.

+ Cấm mọi hành động làm thay đổi thành phần loài và cấu trúc rừng. Cấm mọi hoạt động tác động của con người và thả vật nuôi vào rừng. Bảo vệ nguyên vẹn những cảnh quan thiên nhiên của rừng.

+ Trên các tuyến đường mòn và đường tuần tra trong rừng xây các trạm dừng chân và dựng các biển chỉ dẫn phục vụ cho du lịch sinh thái.

+ Phòng chống cháy rừng, nghiêm cấm mọi hành vi đốt lửa trong phân khu. + Bố trí một cách có chọn lọc các công trình nhân tạo như cải tạo, nâng cấp rừng, làm đường, bậc leo núi…hạn chế mức cao nhất việc bê tông hóa các công trình xây dựng, đường bảo vệ, du lịch…

+ Tổ chức các chương trình giáo dục và đào tạo, các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, giao lưu văn hóa, bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào Thái, Mường.

+ Liên doanh, liên kết để kinh doanh du lịch và tổ chức thực hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa học.

b, Phân khu phục hồi sinh thái:

Diện tích 144,11ha bao gồm 1 phần diện tích của 2 tiểu khu 185, 187. Đặc điểm rừng và đa dạng sinh học: Trạng thái rừng chủ yếu là rừng nghèo kiệt, rừng non phục hồi, rừng hỗn giao, rừng nứa thuộc đai độ cao trên 700m. Diện tích đất trống cây gỗ rải rác có khả năng phục hồi tốt thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp.

Tình hình phân bố dân cư: Phân khu phục hồi sinh thái không có dân cư sinh sống nhưng khu vực giáp ranh phân khu có 7 hộ gia đình thuộc Bản Lở - xã Nam Động đang canh tác nông nghiệp cần phải vận động, di dời hoặc dừng canh

tác nông nghiệp. Cần thiết có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, ưu tiên giao khoán các công việc liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng; thực hiện chính sách về chia sẻ lợi ích để người dân các thôn (bản) vùng đệm được khai thác lâm sản ngoài gỗ theo qui trình và vùng qui hoạch để tạo việc làm, nâng cao đời sống và gắn nâng cao trách nhiệm của người dân trong hoạt động bảo vệ rừng bền vững.

Chức năng nhiệm vụ:

+ Bảo vệ diện tích rừng hiện có, nghiêm cấm chặt phá cây rừng, săn bắt động vật rừng.

+ Khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng tự nhiên; cải tạo, làm giầu rừng tự nhiên, rừng trồng bằng các loài cây bản địa…nhằm nhanh chóng phục hồi hệ sinh thái rừng, mở rộng vùng hoạt động sống của động vật rừng, tạo cảnh quan đẹp phục vụ du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.

+ Cho phép phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch thiết yếu, không phát triển với quy mô lớn. Hướng dẫn khách du lịch và người dân cùng tham gia bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các điểm du lịch sinh thái.

+ Nghiêm cấm các hoạt động làm biến đổi cảnh quan thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường gắn với PCCCR.

+ Nâng cấp, xây dựng có chọn lọc các công trình nhân tạo như cải tạo, nâng cấp rừng, trồng cây xanh, làm đường, bậc leo núi, các công trình xây dựng khác…

+ Được khai thác các lâm sản ngoài gỗ theo vùng qui hoạch theo qui trình kỹ thuật bền vững gắn cơ chế chia sẻ lợi ích đối người dân vùng đệm.

c, Phân khu hành chính dịch vụ: Nâng cấp Trạm Kiểm lâm Bản Bâu thành Văn phòng khu bảo tồn và 03 Trạm Kiểm lâm (Nam Động, Lở - xã Nam Động; Xủa - xã Sơn Điện).

* Như vậy, trong kỳ quy hoạch ngoài việc ổn định ranh giới, diện tích của khu bảo tồn theo kết quả phê duyệt thành lập KBT tại Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh thì sẽ tổ chức điều tra, khảo sát, nghiên cứu cụ thể các tiêu chí, đặc điểm tài nguyên rừng, kinh tế - xã hội, tình hình giao đất, giao rừng vùng đệm và phụ cận làm cơ sở đề xuất lộ trình thích hợp để mở rộng hay nâng cấp khu bảo tồn phù hợp, khả thi.

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 63 - 65)