II. QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT
2. Mục tiêu phát triển khu rừng đặc dụng, phân theo giai đoạn 2014-2015 và giai đoạn 2016 – 2020
2.4. Đinh hướng Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững KBT các loài hạt tràn quý, hiếm Nam
2.4.9. Định hướng bảo vệ môi trường đối với quy hoạch bảo tồn và phát triển bển vững KBT các
2.4.9.1. Dự báo tác động đến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch
Bên cạnh những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế - xã hội - môi trường của công tác bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động giai đoạn 2014 - 2020 cũng sẽ nảy sinh những tác động tiêu cực và một số mặt trái cần phòng tránh và khắc phục giảm thiểu. Những phương hướng tổng thể quan trọng nhất để điều chỉnh, tối ưu hóa các vấn đề môi trường khi thực hiện toàn bộ dự án quy hoạch là:
- Xây dựng và thực hiện Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động đến năm 2020, trong đó nội dung gắn kết chặt chẽ với QH bảo tồn với phát triển KT-XH sau khi bản quy hoạch tổng thể được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào ngành dịch vụ, nhất là trong dịch vụ du lịch, đặc biệt là các công nghệ tiết kiệm điện, thân thiên với
Hạt trưởng
(phụ trách chung)
01 Phó Hạt trưởng phụ trách khu bảo tồn
02 Phó Hạt trưởng phụ trách công tác Kiểm lâm
Tổ Khoa học – Kỹ thuật (05 người) 03 Trạm KL RĐD (09 người) Bộ phận Kế toán Hạt KL (02 người) Pháp chế Hạt KL (01 người) 03 Trạm KL Hạt (15 người) Tổ Kiểm lâm cơ động và PCCCR (03 người) Lái xe, Cấp dưỡng (02 người)
môi trường hơn nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường; tăng cường và hoàn thiện các hệ thống thu gom và xử lý chất thải tập trung đảm bảo vệ sinh môi trường cho khu dịch vụ.
- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật, quy định, quy chế về quản lý BVMT trên địa bàn và đẩy mạnh đầu tư về nguồn lực cho sự nghiệp BVMT đối với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về BVMT.
- Thực hiện việc đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng tới môi trường. Tổ chức việc kiểm soát môi trường định kỳ đối với tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm theo các tiêu chuẩn quốc gia.
2.4.9.2. Các chương trình bảo vệ, giáo dục về môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện từ 2014- 2020.
- Tổ chức các chương trình giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên trong các Trường THCS, Tiểu học của 04 xã vùng đệm KBT.
- In ấn tài liệu tập huấn giáo dục môi trường, tờ rơi, tuyên truyền, xây dựng Website giới thiệu về KBT các loài hạt trần quý hiếm Nam Động.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, các sự kiện về bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học 2 năm một lần để tổng kết đánh giá và đề xuất các biện pháp tiếp theo trong công tác bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các biển báo về diễn dãi môi trường.