Đánh giá hiện trạng bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng:

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 39 - 40)

1.1. Chương trình quản lý bảo vệ rừng

Ngay sau khi khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động được thành lập và đi vào hoạt động, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn cho Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa (đơn vị được Chủ tịch UBND tỉnh giao trực tiếp quản lý khu bảo tồn), đồng thời báo cáo UBND tỉnh quyết định thành lập Trạm Kiểm lâm Bản Bâu để triển khai ngay các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng hiện có trong khu bảo tồn. Hoạt động bảo vệ rừng thể hiện trên các mặt:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng.

- Tích cực tham mưu cho Cấp ủy, chính quyền huyện Quan Hóa, Quan Sơn và 4 xã vùng đệm thực hiện hiệu quả trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Phối hợp với cơ quan Tài nguyên và Môi trường huyện, tỉnh tổ chức thu hồi, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu bảo tồn phục vụ bảo tồn các loài hạt trần theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

- Từng bước nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng gắn với hoạt động BTTN của lực lượng Kiểm lâm thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên ngành, ứng dụng công nghệ thông tin, dụng cụ kỹ thuật trong hoạt động bảo vệ rừng (bồi dưỡng kiến thức pháp luật trong quản lý bảo vệ rừng, ứng dụng công nghệ MapInfo, GPS, GIS trong công tác quản lý tài nguyên rừng…).

- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hoạt động xâm hại tài nguyên rừng tận gốc. Từ năm 2012 đến nay, trên địa bàn vùng đệm khu bảo tồn, lực lượng Kiểm lâm đã chủ động phát hiện và xử lý nghiêm 7 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (khai thác trái phép 2 vụ; mua bán, cất giữ lâm sản trái phép 5 vụ) tịch thu 4,841 m3 gỗ các loại, 12 kg động vật rừng, thu nộp ngân sách nhà nước 49,25 triệu đồng. Trong thời gian qua, công tác quản lý bảo vệ rừng vùng lõi và vùng đệm khu bảo tồn đã đạt được một số kết quả cụ thể: Đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua việc phối hợp với Đảng ủy, chính quyền 4 xã, thuộc 2 huyện Quan Sơn, Quan Hóa chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình phối hợp tuyên truyền theo Kế hoạch liên tịch 01 giữa Chi cục Kiểm lâm với các Ban của Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, MTTQ, ĐTN, Đài PTTH tỉnh và các cơ quan báo chí tuyên truyền công tác bảo vệ rừng (BVR), chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực QLBVR, BTTN làm chuyển biến sâu sắc nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và cộng đồng dân cư, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng

tham gia BVR, phát triển rừng (PTR) và PCCCR.

Thường xuyên phối hợp với UBND 4 xã vùng đệm tổ chức nhiều nội dung, hình thức tuyên truyền trong cộng đồng dân cư như: Hội nghị cấp xã, thôn về việc triển khai tuyên truyền các Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ, pháp luật của Nhà nước trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng như: Tuyên truyền về các giá trị tài nguyên thiên nhiên, các quy định về quản lý bảo vệ rừng; đối thoại với người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng đặc dụng với chính sách hưởng lợi tài nguyên, tổ chức cam kết bảo vệ rừng, không khai thác gỗ trái phép, vận động nhân dân giao nộp súng săn, quản lý gỗ làm nhà, quản lý cưa xăng theo phương án được phê duyệt… Thông qua các hoạt động tuyên truyền người dân trong vùng cơ bản đã hiểu giá trị của tài nguyên rừng và tham gia tích cực vào hoạt động bảo vệ, phát triển rừng và BTTN.

* Tồn tại, hạn chế: Hệ thống mốc ranh giới, bảng niêm yết, mốc các phân khu chưa được đầu tư xây dựng nên người dân khó khăn trong xác định, phân định ranh giới khu bảo tồn. Các Trạm Kiểm lâm, Trạm bảo vệ rừng và các trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác BVR, PCCCR chưa được đầu tư xây dựng nên khó khăn trong triển khai, thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức Kiểm lâm.

1.2. Thực hiện công tác khoán BVR, KNTS rừng: Mới chỉ dừng lại ở việc bảo vệ nguyên vẹn tài nguyên rừng hiện có, hạn chế thấp nhất thất thoát tài việc bảo vệ nguyên vẹn tài nguyên rừng hiện có, hạn chế thấp nhất thất thoát tài nguyên rừng ra khỏi khu bảo tồn thông qua công tác giao khoán bảo vệ rừng theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, cụ thể:

- Năm 2013, tổ chức giao khoán BVR phòng hộ với diện tích 220 ha, định mức giao khoán 200.000 đồng/ha.

- Năm 2014, giao khoán BVR đặc dụng với diện tích 500 ha cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc thôn Bâu, Lở xã Nam Động.

1.3. Thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học: Đang triển khai, tổ chức thực hiện dự án “Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học, sinh thái học chức thực hiện dự án “Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học, sinh thái học của các loài hạt trần quý, hiếm; thử nghiệm gây trồng loài Thông đỏ đá vôi, Đỉnh tùng phục vụ công tác bảo tồn bền vững tài nguyên đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn các loài quý, hiếm Nam Động”, với tổng kinh phí đầu tư 1.257 triệu đồng; thời gian thực hiện 02 năm (2014-2015), các hoạt động của dự án được thực hiện theo đúng tiến độ, nội dung phê duyệt theo Quyết định số 1597/QĐ- UBND ngày 05/7/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu baoCaoTongThe (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)