Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh lạng sơn (Trang 43 - 45)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu

2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập thông tin về tình hình, kinh nghiệm nghiên cứu có liên quan đề tài: Qua thu thập thông tin từ các Công trình, Đề tài khoa học đã đƣợc áp dụng, Luận án, Luận văn thạc sỹ, các bài nghiên cứu và các loại ấn phẩm khác là cơ sở để nghiên cứu và đƣa vào nội dung tổng quan tình hình nghiên cứu, kinh nghiệm về công tác quản lý nhân lực của một số cơ quan, đơn vị và bài học rút ra cho Sở Công Thƣơng tỉnh Lạng Sơn.

Thu thập thông tin về quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh đối với công tác quản lý nhân lực: Thông qua tìm hiểu về Hệ thống văn bản pháp luật (gồm: Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức, các Nghị định của Chính phủ hƣớng dẫn về công tác quản lý, sử dụng công chức, viên chức) và quy định phân cấp của UBND tỉnh về tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh để nghiên cứu, đƣa vào đánh giá về thực trạng thực hiện công tác quản lý nhân lực tại Sở Công Thƣơng tỉnh Lạng Sơn.

Thu thập thông tin về số lƣợng, chất lƣợng, các nội dung có liên quan đến công tác quản lý nhân lực tại Sở Công Thƣơng tỉnh Lạng Sơn trong 05 năm, từ năm 2012 đến 2016 bao gồm: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thƣơng, Báo cáo về số lƣợng, chất lƣợng công chức, viên chức hàng năm, Báo cáo về công tác quản lý nhân lực nhƣ biên chế, quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, tiếp nhận, đào tạo bồi dƣỡng đối với công chức, viên chức hàng năm để phục vụ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhân lực của Sở Công Thƣơng trong giai đoạn nghiên cứu.

Thu thập các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVI, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh Lạng Sơn có tƣ liệu liên quan đến công trình nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền tỉnh, để từ đó đề ra đƣợc định hƣớng và giải pháp cho việc hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của Sở Công Thƣơng Lạng Sơn.

Tài liệu thứ cấp sau khi thu thập đầy đủ, đƣợc phân ra từng loại phục vụ viết từng nội dung của đề tài nghiên cứu.

Các tài liệu dƣới dạng văn bản đƣợc đọc kỹ, tóm lƣợc nội dung cần thiết để đƣa vào phân tích trong các phần có liên quan.

Số liệu đƣợc đƣa vào các Bảng tổng hợp, phân tích kỹ và so sánh để tìm ra mối quan hệ giữa các chỉ số, đƣa ra quy luật phát triển, bản chất của các vấn đề có liên quan đến mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.

2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Tài liệu sơ cấp đƣợc thu thập đƣợc từ việc điều tra theo phƣơng pháp điều tra xã hội học của tác giả.

Phƣơng pháp điều tra xã hội học là phƣơng pháp khoa học sử dụng bảng hỏi (phiếu câu hỏi) để thu thập dữ liệu phục vụ mục tiêu nghiên cứu. Mục đích của điều tra xã hội học là nhằm thu thập những lƣợng thông tin cần thiết về đối tƣợng xã hội để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận hoặc ứng dụng trong quản lý xã hội hay giải quyết vấn đề cụ thể nào đó. Để đạt đƣợc mục đích đó, các cuộc điều tra cần phải sử dụng những phƣơng pháp điều tra hiệu quả.

Trong quá trình triển khai nội dung luận văn, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học; theo đó tác giả tiến hành điều tra 30 ngƣời là các đồng chí lãnh đạo Sở Công Thƣơng, lãnh đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Sở, đây là những cán bộ lãnh đạo quản lý, có trình độ cao, am hiểu về công tác tổ chức cán bộ và một số công chức, viên chức làm công tác tổ chức cán bộ của cơ quan Sở Công Thƣơng và các đơn vị trực thuộc để tìm hiểu, đánh giá tình hình quản lý nhân lực, bố trí nhân lực theo vị trí việc làm, công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo bồi dƣỡng và chế độ chính sách …; trên cơ sở các thông tin

và nội dung trả lời câu hỏi của các đồng chí đƣợc điều tra thông qua phiếu câu hỏi, tác giả đã tổng hợp các ý kiến đánh giá qua phiếu để có những nhận định sát với thực tế trong công tác quản lý nhân lực tại Sở Công Thƣơng.

Các thông tin thu thập đƣợc đã đƣợc tác giả tổng hợp kết hợp lý luận với thực tiễn phân tích và đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh lạng sơn (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)