Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, số liệu
2.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp phân tích: Là việc phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những vấn đề nhỏ, đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra thuộc tính, bản chất của từng yếu tố. Trên cơ sở đó giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của đối tƣợng cần nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp: Là quy trình ngƣợc với phân tích, hỗ trợ cho phân tích để tìm đƣợc cái chung khái quát của đối tƣợng nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên cứu từng bộ phận, vấn đề nhỏ của đối tƣợng phải tổng hợp thành cái chung khái quát để nhận thức đầy đủ về bản chất của vấn đề.
Tổng hợp và Phân tích là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích trong cả 04 chƣơng.
Ở chƣơng 1, để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, tác giả đã phân tích nội dung về cơ sở lý luận, các khái niệm, đặc điểm nhân lực trong tổ chức công và liệt kê một số công trình khoa học có liên quan. Từ đó tác giả luận văn đã nhận thức và kế thừa đƣợc những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này, thấy đƣợc những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu.
Trong chƣơng 3, trên cơ sở khung khổ lý luận đã nêu ở chƣơng 1, tác đã đi sâu vào thực trạng quản lý nhân lực tại Sở Công Thƣơng tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012-2016.
Ở chƣơng 4, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích để đƣa ra những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện quản lý nhân lực tại đơn vị này.
Trên cơ sở kết quả phân tích, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố để có đƣợc cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tƣợng.
Ở chƣơng 1, bằng phƣơng pháp tổng hợp, tác giả đã nêu một cách khái quát những cơ sở lý luận về các vấn đề cần quan tâm trong khuôn khổ của đề tài, đồng thời chỉ ra đƣợc những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn thừa kế đƣợc các thành tựu, vừa tránh đƣợc sự trùng lặp trong nghiên cứu.
Ở chƣơng 3, từ việc phân tích thực trạng của Sở Công Thƣơng trong thời gian qua, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá về công tác quản lý nhân lực, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đƣa ra đƣợc các giải pháp ở chƣơng 4.
Trong chƣơng 4, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để đảm bảo các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực mang tính hệ thống, đồng bộ, đồng thời có thể thực thi đƣợc trong thực tế.
2.3.2. Phương pháp lịch sử và lôgic
Phương pháp lịch sử: Do các đối tƣợng nghiên cứu luôn biến đổi, phát triển theo hoàn cảnh cụ thể của nó, tạo thành lịch sử liên tục đƣợc biểu hiện trong sự đa dạng, phức tạp, muôn hình muôn vẻ, nên để nghiên cứu đối tƣợng, ta phải thông qua mô tả bề ngoài để nêu bật tính quy luật, bản chất của đối tƣợng.
Phương pháp lôgic: Nghiên cứu quá trình phát triển của đối tƣợng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hƣớng chung. Phƣơng pháp này phải đi sâu vào phân tích, so sánh để tìm ra bản chất, nắm chắc bƣớc phát triển tất yếu của đối tƣợng nghiên cứu.
Hai phƣơng pháp này có mối liên hệ thống nhất, không tách rời nhau, thâm nhập vào nhau.
Đối với nghiên cứu về công tác quản lý nhân lực tại Sở Công Thƣơng tỉnh Lạng Sơn, sử dụng hai phƣơng pháp này trong nghiên cứu cần phân tích các nội dung quản lý trong điều kiện lịch sử của Sở Công Thƣơng, của tỉnh Lạng Sơn, một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc còn rất nhiều khó khăn, trong tình hình đội ngũ
công chức, viên chức chung của tỉnh và của Sở Công Thƣơng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Tuy nhiên cũng phải nghiên cứu vấn đề lôgic, tìm ra bản chất của vấn đề về ƣu điểm, tồn tại, nguyên nhân của hoạt động quản lý để trên cơ sở đó có giải pháp hoàn thiện hiệu quả và khả thi.
Công tác quản lý nhân lực tại Sở Công Thƣơng tỉnh Lạng Sơn đƣợc nghiên cứu trong trạng thái động, nghiên cứu để hoàn thiện nó trong bối cảnh lịch sử cụ thể là 05 năm (từ năm 2012 đến 2016), tuy nhiên những gì xảy ra trƣớc và sau khi nghiên cứu vẫn tác động và tạo ra sự biến đổi của quản lý.
2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả, so sánh
Phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh là phƣơng pháp đƣợc tác giả sử dụng để tổng hợp, mô tả những thông tin đã thu thập đƣợc tác giả sử dụng để tổng hợp mô tả, những thông tin đã thu thập đƣợc về các nội dung nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tƣợng cần nghiên cứu.
Phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh đƣợc tác giả thực hiện sau khi đã tiến hành công tác thu thập dữ liệu. Phƣơng pháp này đƣa ra các bảng thống kế số liệu cụ thể nhằm mục đích so sánh kết quả, từ đó đƣa ra các số liệu để phân tích đánh giá và đề xuất một số giải pháp cơ bản trong quản lý nhân lực tại Sở Công Thƣơng đạt hiệu quả nhất.
Phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh sử dụng phổ biến trong Chƣơng 3 của luận văn để mô tả biến động về số lƣợng và chất lƣợng nhân lực, cơ cấu nhân lực qua các năm; mô tả các số liệu về kết quả xác định vị trí việc làm, quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo bồi dƣỡng công chức, viên chức… Sử dụng phƣơng pháp này đã góp phần phân tích, so sánh để nhận thấy những ƣu điểm, hạn chế trong nội dung quản lý nhân lực tại Sở Công Thƣơng.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ CÔNG THƢƠNG TỈNH LẠNG SƠN