Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực trong tổ chức công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh lạng sơn (Trang 30 - 33)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong tổ chức công

1.2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực trong tổ chức công

1.2.4.1. Yếu tố bên ngoài

- Môi trường kinh tế: Các chu kỳ kinh tế nhƣ tăng trƣởng, suy thoái kinh tế nhƣ lạm phát làm giảm thu nhập và mức sống thực tế có ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống của nhân lực. Trong điều kiện chế độ tiền lƣơng theo quy định của nhà nƣớc có tăng nhƣng chƣa cao thì sẽ tác động đến hiệu quản lý nhân lực, điều này đã đặt ra những thách thức trong công tác quản lý nhân lực.

- Môi trường xã hội: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay là yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhân lực. Khi công nghệ thay đổi, một số công việc hoặc một số kỹ năng hiện tại không còn phù hợp nữa làm phát sinh nhu cầu đào tạo lại, bố trí, sắp xếp nhân lực phù hợp với tình hình mới. Việc hoạch định khoa học công nghệ tạo điều kiện cho việc nâng cao năng lực quản lý, trình độ lao động, nâng cao năng suất công việc, tiết kiệm kinh phí, biên chế, đồng thời đòi hỏi cơ quan, tổ chức phải khẩn trƣơng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng.

Tốc độ tăng dân số ảnh hƣởng sự đa dạng về nhân lực, đó là do sự khác nhau về nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, khoảng cách về tuổi tác, cơ cấu nhân lực dẫn đến những thách thức đối với quản lý nhân lực.

Các yếu tố văn hóa, xã hội cũng có tác động đến quản lý nhân lực vì nhân lực sẽ có thay đổi về trạng thái tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và cách nhìn nhận về các giá trị của con ngƣời. Do vậy các chính sách trong quản lý nhân lực cần phải điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa, xã hội trong từng giai đoạn cụ thể.

1.2.4.2. Yếu tố bên trong - Cơ chế chính sách:

Quản lý nhân lực trong tổ chức công bị tác động rất lớn của yếu tố pháp lý. Pháp luật là khung khổ để thực hiện việc quản lý, pháp luật tác động đến tất cả các khâu và cả quy trình quản lý nhân lực. Thực tế hiện nay việc quản lý đƣợc điều chỉnh bởi các luật nhƣ: Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Tổ chức chính phủ, Luật Chính quyền địa phƣơng và rất nhiều văn bản dƣới luật khác.

Bất kỳ một tổ chức nào trong quá trình hoạt động đều phải tuân thủ theo một cơ chế nhất định đó là các quy định pháp luật. Đặc biệt là các tổ chức công thì việc tuân thủ nghiêm túc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc là một yêu cầu tiên quyết. Trong đó quản lý nhân lực sẽ chịu sự chi phối và điều chỉnh của các chính sách của nhà nƣớc để đảm bảo quyền và nghĩa vụ nhƣ các chính sách về tuyển dụng, chế độ tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp …

- Tổ chức bộ máy: Tổ chức bộ máy trong các cơ quan hành chính công là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhân lực. Việc xây dựng một cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, khoa học sẽ có tính quyết định đến việc vận hành, phối hợp trong thực thi chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

Hiện nay, bộ máy cơ quan nhà nƣớc ở các bộ, ngành, địa phƣơng vẫn còn tƣơng đối cồng kềnh dẫn đến việc phân công nhiệm vụ chồng chéo, hiệu quả công việc còn trì trệ, quan liêu, đùn đẩy không chịu trách nhiệm. Mặt khác việc kéo dài cơ chế làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số phần nào đã ảnh hƣởng đến tiến độ giải quyết công việc và hiệu lực, hiệu quả không cao.

Để công tác quản lý nhân lực đáp ứng cho một tổ chức hiệu quả thì việc xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức; giữa tập thể và ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức và việc vận hành, quản lý tổ chức bộ máy hoạt động có kỷ luật, kỷ cƣơng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng của công tác quản lý nhân lực hiện nay.

- Yếu tố con người: Con ngƣời là yếu tố cấu thành nên tổ chức, do đó tất cả các hoạt động trong tổ chức đều chịu sự tác động của nhân tố này. Đây có thể coi là yếu tố bên trong ảnh hƣởng đến sự phát triển của đội ngũ nhân lực của mỗi đơn vị, tổ chức. Tùy từng hoạt động mà con ngƣời ảnh hƣởng nhiều hay ít, đối với công tác đào tạo và quản lý thì yếu tố con ngƣời ảnh hƣởng mạnh mẽ.

Một yếu tố quan trọng của nhóm yếu tố con ngƣời tác động đến công tác đào tạo là trình độ của cán bộ, công chức. Trình độ của họ ở mức độ nào, cao hay thấp, ý thức học tập, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm ra sao có tác động quyết định đến các giải pháp đào tạo khác nhau, các hình thức và chƣơng trình đào tạo cho hợp lý với từng đối tƣợng.

Tóm lại, yếu tố con ngƣời là yếu tố quan trọng nhất của quản lý. Số lƣợng, trình độ đào tạo, kỹ năng xử lý công việc, thái độ giao tiếp… của cán bộ, công chức ảnh hƣởng lớn đến quản lý.

Trong quản lý nhân lực thì vai trò của ngƣời đứng đầu tổ chức là rất quan trọng, vì chính ngƣời đứng đầu là ngƣời ra quyết định cuối cùng trong mọi nội dung của công tác quản lý nhân lực theo đúng chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc nhƣ các quyết định trong tuyển dụng, quy hoạch, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, nâng lƣơng, khen thƣởng, kỷ luật, giải quyết chế độ chính sách…

Ngƣời đứng đầu, qua phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao, ban hành văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp phó; các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấu thành hoặc từng nhân viên thuộc quyền; không để tình trạng chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ hoặc trách nhiệm không rõ ràng; bảo đảm cho nhân viên thuộc quyền thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao và đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh lạng sơn (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)