Bối cảnh và định hƣớng hoàn thiện quản lý nhân lực tại Sở Công Thƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh lạng sơn (Trang 94 - 98)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh và định hƣớng hoàn thiện quản lý nhân lực tại Sở Công Thƣơng

4.1. Bối cảnh và định hƣớng hoàn thiện quản lý nhân lực tại Sở Công Thƣơng tỉnh Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn

4.1.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến quản lý nhân lực tại Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn

4.1.1.1. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuần nông, khoáng sản nghèo nàn, tuy nhiên có hệ thống giao thông khá thuận lợi gồm cả đƣờng bộ, đƣờng sắt. Hệ thống đƣờng bộ đến tất cả các vùng kinh tế trọng điểm và các xã trong tỉnh. Lạng Sơn có hệ thống mạng lƣới điện quốc gia về tất cả các xã trong tỉnh, hệ thống thông tin liên lạc đã đƣợc hiện đại hoá thuận tiện cho liên lạc trong nƣớc và quốc tế, đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Về lực lƣợng lao động (theo số liệu năm 2016 của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn): Nguồn lao động toàn tỉnh là 512.000 ngƣời; trong đó lao động nam là 261.000; nữ là 251.000 lao động ở thành thị là 91.000; lao động ở nông thôn là 421.000.

Trong những năm qua, kinh tế tiếp tục đƣợc phát triển ở tỉnh Lạng Sơn. Theo Văn kiên Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVI: Bình quân trong 5 năm (2011 - 2015 ) kinh tế tỉnh Lạng Sơn tăng trƣởng 8,65 năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh tích cực, năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 8,84% năm, dịch vụ tăng 10,6%, sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 3,62%; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 11,04%; tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn tăng 23,36%. Thu ngân sách là một trong số ít tỉnh, thành có số thu trên 7.500 tỷ đồng/năm. Toàn tỉnh có 1.078 doanh nghiệp, trong đó: Doanh nghiệp Nhà nƣớc 17, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 20; ngoài Nhà nƣớc 1.041 doanh nghiệp với các loại hình tập thể 41, công ty trách nhiệm hữu hạn 602 và đơn vị kinh doanh cá thể là 122.

Mục tiêu chiến lƣợc của tỉnh là phấn đấu trở thành một tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020. Theo mục tiêu đến năm 2020, cơ cấu công nghiệp 20 - 21%, dịch vụ chiếm 60 - 61%, nông nghiệp còn lại 19 - 20% trong GDP; đến năm 2020 tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) bình quân/năm là 8-9%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 24%/năm.

Tuy nhiên tăng trƣởng kinh tế bình quân hằng năm của Lạng Sơn thấp hơn mục tiêu Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 đề ra và chƣa bền vững. Tiến độ xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn còn chậm. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, phân tán, năng suất, hiệu quả thấp, chƣa tạo đƣợc chuyển biến tích cực trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn, kết quả, tiến độ chậm so với yêu cầu. Một số sản phẩm công nghiệp địa phƣơng thiếu tính cạnh tranh trên thị trƣờng; nhiều cơ sở sản xuất gặp khó khăn về nguyên liệu, vật tƣ, vay vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh. Hạ tầng các ngành dịch vụ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển, chất lƣợng còn thấp. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cải cách hành chính tuy có tiến bộ song chƣa đạt yêu cầu đề ra. Những biểu hiện quan liêu, xa dân, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn ở một số cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức. Công tác chỉ đạo, điều hành ở một số sở, ngành, huyện chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Một số cán bộ, công chức thiếu gƣơng mẫu, năng lực yếu, kỷ cƣơng kỷ luật không nghiêm, chƣa chủ động, còn trông chờ ỷ lại tập thể, cấp trên, thiếu trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

Từ những phân tích và nhận định nêu trên cho thấy, trong thời gian tới việc quản lý nhân lực của tỉnh Lạng Sơn nói chung và Sở Công Thƣơng nói riêng sẽ gặp phải không ít những khó khăn, thách thức.

4.1.1.2. Mức độ hội nhập

Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: Cửa khẩu Ga đƣờng sắt Đồng Đăng huyện Cao Lộc và cửa khẩu đƣờng bộ Hữu Nghị; có 1 cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình); 09 cửa khẩu phụ và các lối mở biên giới với Trung Quốc.

Là tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, một nền kinh tế lớn đang phát triển nhanh, quan hệ hữu nghị hợp tác, đối tác chiến lƣợc toàn diện Việt Nam – Trung Quốc ngày càng phát triển, sẽ là những yếu tố có tác động rất lớn đến quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc, giữa Lạng Sơn với Quảng Tây. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Tận dụng và khai thác đƣợc những cơ hội này sẽ là điều kiện tốt nhất để đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên Lạng Sơn cũng phải chịu sức ép rất lớn trong cạnh tranh và thị trƣờng, công tác quản lý thị trƣờng, chống buôn lậu, bảo vệ sản xuất trong nƣớc sẽ phức tạp hơn. Ở trong nƣớc, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nƣớc tăng lên, uy tín quốc tế của đất nƣớc ngày càng nâng cao. Kinh tế từng bƣớc ra khỏi tình trạng suy giảm, lấy lại đà tăng trƣởng, nhƣng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô ổn định chƣa vững chắc.

Thời gian qua, quan hệ đối ngoại của Lạng Sơn đƣợc tăng cƣờng và mở rộng, trọng tâm là tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện trên các lĩnh vực với Quảng Tây (Trung Quốc), góp phần xây dựng khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao nhân dân, đối ngoại văn hóa, thông tin đƣợc tích cực thực hiện, giúp quảng bá, nâng cao vị thế của tỉnh. Bƣớc đầu mở rộng quan hệ với các địa phƣơng khác của Trung Quốc; duy trì và thúc đẩy quan hệ với các cơ quan đại diện, tổ chức quốc tế; chủ động, tích cực triển khai hội nhập quốc tế; tăng cƣờng công tác ngoại giao kinh tế, mở ra các cơ hội mới về hợp tác kinh tế, thu hút đầu tƣ, mở rộng thị trƣờng. Tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ƣơng để tích cực chủ động tham gia diễn đàn hợp tác quốc tế, các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, xúc tiến đầu tƣ ngoài nƣớc.

Trƣớc bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, cần thiết phải xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành Công Thƣơng không những tinh thông về nghiệp vụ kinh tế đối ngoại, xuất nhập khẩu, thƣơng mại biên giới mà cần phải thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Trung Quốc.

4.1.1.3. Xu thế đẩy mạnh cải cách hành chính

Cải cách hành chính ngoài yêu cầu của đổi mới phát triển đất nƣớc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nền kinh tế thị trƣờng mở cửa hội nhập kinh tế

quốc tế, cải cách nền hành chính còn do yêu cầu bức xúc của ngƣời dân: không muốn bị phiền hà, sách nhiễu; đƣợc pháp luật bảo vệ... Nền hành chính có trách nhiệm chính trong việc đáp ứng yêu cầu đó. Không phải ngẫu nhiên Đảng ta đề ra mục tiêu, nhiệm vụ của cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính dân chủ phục vụ đắc lực nhân dân; cải cách hành chính là để giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với tổ chức và nhân dân. Đây là vấn đề liên quan đến bản chất của nền hành chính nhà nƣớc ta - Nền hành chính trong nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân và vì dân, nhân dân là chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực nhà nƣớc.

Trong giai đoạn 2012-2016, công tác cải cách hành chính đã đƣợc tỉnh Lạng Sơn thƣờng xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; các nội dung cải cách hành chính đã đƣợc triển khai thực hiện toàn diện, trong đó các cấp, các ngành đã quan tâm tổ chức thực hiện ba nội dung trọng tâm là: cải cách thủ tục hành chính, xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và hiện đại hóa hành chính. Các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đƣợc ban hành đã kịp thời thể chế hóa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Công tác xây dựng hồ sơ trình công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền đã và đang đƣợc các cơ quan chuyên môn thực hiện thƣờng xuyên nghiêm túc.

Công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức đƣợc thực hiện nghiêm túc, khách quan; công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức bƣớc đầu thực hiện đổi mới việc quản lý theo quy định. Thông quan chính sách thu hút, đã tuyển dụng, tiếp nhận đội ngũ công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao chất lƣợng công tác chuyên môn trong việc xây dựng, hoạch định những chính sách, chiến lƣợc, kế hoạch, chƣơng trình hợp tác để phát triển kinh tế, xã hội.

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin cơ bản đƣợc đảm bảo, thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, đã góp phần đắc lực trong phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh

đạo các cơ quan, đơn vị; rút ngắn thời gian xử lý công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân và doanh nghiệp.

Chính từ xu thế cải cách hành chính hiện nay, đòi hỏi thời gian tới Sở Công Thƣơng phải không ngừng cải cách tổ chức bộ máy của Sở; xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức, viên chức; hiện đại hóa hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu của tỉnh đề ra.

4.1.2. Định hướng quản lý nhân lực tại Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn

Thứ nhất, xây dựng môi trƣờng làm việc thuận lợi: 100% công chức, viên chức tại Sở Công Thƣơng Lạng Sơn đƣợc trang bị phƣơng tiện làm việc cá nhân theo đúng qui định của Chính phủ; 100% công chức, viên chức đƣợc thực hiện chế độ lƣơng, bổ sung thu nhập theo đúng qui định của Nhà nƣớc và của quy chế của đơn vị.

Thứ hai, nâng cao trình độ và năng lực công tác cho công chức, viên chức của Sở Công Thƣơng tỉnh Lạng Sơn, nhằm đáp ứng yêu cầu công việc đƣợc giao: Phấn đấu đến năm 2021 có trên 95% công chức, viên chức là cán bộ lãnh đạo quản lý và chuyên môn nghiệp vụ có trình độ chuyên môn đại học trở lên, trong đó trình độ sau đại học đạt trên 10%; trên 50% công chức, viên chức là lãnh đạo quản lý có trình độ lý luận chính trị cao cấp.

Thứ ba, hằng năm trong giai đoạn 2016- 2021, 70% công chức, viên chức đƣợc bồi dƣỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nƣớc; 100% công chức, viên chức đƣợc bồi dƣỡng nâng cao về chính trị, tƣ tƣởng.

Thứ tư, công chức, viên chức của Sở Công Thƣơng tỉnh Lạng Sơn có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, có năng lực thực tiễn để hoạt động nghề nghiệp một cách chuyên nghiệp.

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Sở Công Thƣơng tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh lạng sơn (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)