Đánh giá, kiểm tra, giám sát nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh lạng sơn (Trang 79 - 82)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhân lực tại Sở Công Thƣơng tỉnh Lạng Sơn,

3.2.5. Đánh giá, kiểm tra, giám sát nhân lực

3.2.5.1. Đánh giá nhân lực

Việc thực hiện đánh giá công chức, viên chức của Sở Công Thƣơng thực hiện theo đúng quy định đánh giá cán bộ, công chức và theo thẩm quyền phân cấp; đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, định kỳ (mỗi năm một lần vào tháng 12), đánh giá công chức, viên chức đƣợc gắn với việc đánh giá đảng viên hàng năm, trƣớc khi hết nhiệm kỳ và khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức. Kết quả đánh giá đƣợc lấy làm căn cứ để xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí sử dụng, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách cán bộ, công chức, viên chức.

Về thẩm quyền đánh giá:

- Giám đốc Sở Công Thƣơng: Đánh giá phân loại công chức và nhân viên thừa hành, phục vụ hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của cơ quan Sở Công Thƣơng; Phó Chi cục trƣởng Chi cục Quản lý thị trƣờng; Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại và Trung tâm Khuyến công và Tƣ vấn phát triển công nghiệp.

- Chi cục trƣởng Chi cục Quản lý thị trƣờng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại, Trung tâm Khuyến công và Tƣ vấn phát triển công nghiệp: Đánh giá phân loại công chức, viên chức và nhân viên thừa hành, phục vụ hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị (từ cấp trưởng, cấp phó các phòng, đội trở xuống).

Khi đánh giá công chức, viên chức, Sở luôn đảm bảo tính khách quan, trên cơ sở thực hiện phê bình và tự phê bình, tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, kết luận theo đa số, do đó nội dung đánh giá công chức, viên chức ngày càng sát hơn, vì vậy, công tác đánh giá công chức, viên chức của Sở trong thời gian qua đã phục vụ kịp thời trong việc xây dựng nguồn quy hoạch và bổ nhiệm đề bạt

công chức, viên chức hàng năm.

Bảng 3.17. Kết quả đánh giá công chức, viên chức từ năm 2012-2016

(Đơn vị tính: người)

T T

Mức độ đánh giá, phân loại

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % I ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH 169 89,9 168 88,4 164 87,7 165 88,2 166 88,8 1 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 53 28,2 45 23,7 51 27,3 23 12,3 27 14,5 2 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 111 59 107 56,3 103 55,1 140 74,8 138 73,8 3 Hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế năng lực 3 1,6 14 7,3 10 5,3 2 1,1 1 0,5 4 Không hoàn thành nhiệm vụ 2 1,1 2 1,1 0 0 0 II ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 19 10,1 22 11,6 23 12,3 22 11,8 21 11,2 1 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 1,1 1 0,5 3 1,6 1 0,5 0 2 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 15 7,9 20 10,6 19 10,2 21 11,3 20 10,7 3 Hoàn thành nhiệm vụ 2 1,1 1 0,5 1 0,5 0 1 0,5 4 Không hoàn thành nhiệm vụ 0 0 0 0 0 Tổng cộng 188 100 190 100 187 100 187 100 187 100

Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức của Sở Công Thương từ năm 2012 đến năm 2016

Bảng 3.17 cho thấy, trong 05 năm tỷ lệ công chức, viên chức hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khá cao, năm 2012 đạt 96,2% đến năm 2016 đạt 99%, trong khi đó công chức, viên chức hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế năng lực chiếm tỷ lệ rất nhỏ, năm 2016 chỉ có 1%. Công chức không hoàn thành nhiệm vụ chỉ có ở những năm 2012, 2013 với tỷ lệ rất nhỏ (1,1%), không có viên chức không hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả này xét ở góc độ thành tích thì rất đáng mừng, tuy nhiên xem xét về thẩm quyền và quy trình đánh giá thì cần phải xem xét

và nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này, việc đánh giá nhƣ vậy đã công tâm, khách quan, sát với chất lƣợng và hiệu quả công việc hay chƣa hay vẫn còn hiện tƣợng nể nang, né tránh và chạy theo thành tích. Vì nếu công chức, viên chức mà 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực hoặc 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực, 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

3.2.5.2. Kiểm tra, giám sát nhân lực

Đối với công tác kiểm tra nhân lực: Theo Quy chế làm việc của Sở Công Thƣơng thì Trƣởng các phòng, Thủ trƣởng các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra công chức, viên chức trong phòng, đơn vị thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả những công việc đƣợc giao; quản lý công chức, viên chức của đơn vị mình về kỷ luật lao động và ý thức trách nhiệm.

Đối với công tác giám sát nhân lực: Theo nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, Ban Thanh tra nhân dân của các tổ chức Công đoàn thuộc Sở Công Thƣơng có trách nhiệm giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, nội quy quy chế của cơ quan; giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với công chức, viên chức.

Thời gian qua, Sở Công Thƣơng đã cơ bản tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát công chức, viên chức trong việc thực hiện các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và các quy chế, quy định liên quan đến công chức, viên chức, đặc biệt là kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lƣợng và hiệu quả của từng công việc đƣợc giao. Qua kiểm tra, giám sát, phát hiện nhắc nhở, phê bình và xử lý nghiêm khắc những vi phạm theo đúng quy định của Đảng và Nhà nƣớc, đồng thời đã tạo đƣợc chuyển biến quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống cho công chức, viên chức; nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ đƣợc giao, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ đƣợc phân công; không đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc; không lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến ngƣời dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên vẫn còn một số phòng, đơn vị, việc kiểm tra, giám sát công chức, viên chức chƣa đƣợc thƣờng xuyên, còn hình thức dẫn đến ý thức chấp hành kỷ luật lao động của một số công chức và ngƣời lao động chƣa thực sự cao, chƣa sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc, chấp hành thời giờ làm việc chƣa nghiêm túc, còn hiện tƣợng đi muộn về sớm, tranh thủ làm việc riêng trong giờ làm việc; còn công chức, viên chức là Đảng viên đƣợc đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế năng lực do chất lƣợng, hiệu quả công tác còn hạn chế. Ngoài ra hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân còn thụ động trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, chƣa thực sự phát huy hiệu quả đối với công tác giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh lạng sơn (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)