Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh lạng sơn (Trang 61 - 64)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Sở Công Thƣơng tỉnh Lạng Sơn và những yếu tố ảnh hƣởng tớ

3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân lực

3.1.4.1. Yếu tố bên ngoài

- Môi trƣờng kinh tế: Sự tăng trƣởng kinh tế và tốc độ lạm phát đều ảnh hƣởng đến hoạt động của ngành công thƣơng nhƣ công tác chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu nhằm kêu gọi, thu hút đầu tƣ, huy động nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội, công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành công thƣơng …Với khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 đến nay chƣa đƣợc phục hồi đáng kể khiến Chính phủ cắt giảm chi tiêu công và cắt giảm chi phí hành chính công ở tất cả các địa phƣơng, trong đó có Sở Công Thƣơng tỉnh Lạng Sơn. Do đó chi phí dành cho đào tạo và phát triển đội ngũ công chức, viên chức của Sở Công Thƣơng cũng bị hạn chế do phải tiết kiệm biên chế hành chính.

Ngoài ra là tỉnh miền núi biên giới, Lạng Sơn luôn lấy cơ cấu kinh tế dịch vụ là cơ cấu chính của nền kinh tế, trong đó phát triển kinh tế cửa khẩu, thƣơng mại, dịch vụ và du lịch là lợi thế và là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Trong những năm qua, Lạng Sơn gặp rất nhiều khó khăn do điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, quy mô kinh tế còn nhỏ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, sản xuất hàng hóa chậm phát triển, năng lực sản xuất thấp, thƣờng xuyên chịu tác động sâu sắc trƣớc những khó khăn chung của cả nƣớc trong việc tập trung kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, tái cơ cấu nền kinh tế… , việc đầu tƣ xây dựng và kinh doanh khai thác hạ tầng thƣơng mại nói chung, hạ tầng chợ nói riêng khó có khả năng thu hồi vốn, mặt khác chƣa có chính sách thu hút đầu tƣ do đó công tác xã hội hóa thu hút đầu tƣ xây dựng hạ tầng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và kinh doanh thƣơng mại trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn tiềm lực kinh doanh hạn chế, trang thiết bị, máy móc sản xuất kinh doanh lạc hậu; đa số các

doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, vốn kinh doanh và năng lực quản lý, điều hành còn hạn chế, thiếu chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh dài hạn nên thƣờng gặp bất lợi khi thị trƣờng cung cầu có sự biến động.

Chính những yếu tố về môi trƣờng kinh tế trên đã ảnh hƣởng tới nhiệm vụ chính trị của ngành Công Thƣơng và ảnh hƣởng gián tiếp tới công tác quản lý nhân lực của Sở Công Thƣơng. Là một sở đa ngành, đa lĩnh vực, luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với chức năng, nhiệm vụ đƣợc UBND tỉnh giao rất lớn nhƣng số lƣợng công chức, viên chức thì không đƣợc tăng lên tƣơng ứng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác quản lý nhân lực.

- Môi trƣờng xã hội

Môi trƣờng văn hóa, xã hội, các điện tự nhiên, đặc điểm vùng miền luôn là những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhân lực. Đặc biệt lĩnh vực chính trị có ảnh hƣởng mạnh mẽ nhƣ là sự ổn định các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho các hoạt động ổn định và phát triển.

Là tỉnh có đến 80% dân số là ngƣời dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn hạn chế và không đồng đều giữa các khu vực, chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống còn hạn chế. Địa bàn rộng, địa hình chia cắt đã ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời đã ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác khuyến công và tƣ vấn phát triển công nghiệp, xúc tiến thƣơng mại và quản lý thị trƣờng.

Chính các yếu tố về môi trƣờng xã hội này luôn là thách thức đối với đội ngũ công chức, viên chức của Sở Công Thƣơng trong thực thi nhiệm vụ. Ngoài cần phải có kiến thức đa ngành, đa lĩnh vực, có sức khỏe thì cần phải thông thạo tiếng dân tộc thiểu số... Điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý nhân lực của Sở Công Thƣơng.

3.1.4.2. Yếu tố bên trong - Cơ chế chính sách

Lĩnh vực công thƣơng là một lĩnh vực đa ngành, đa lĩnh vực, rất rộng và phức tạp; công chức, viên chức của Sở Công Thƣơng đƣợc đào tạo tại rất nhiều

trƣờng trên cả nƣớc với nhiều chuyên ngành khác nhau. Tuy nhiên đối với lĩnh vực quản lý thị trƣờng, công chức chủ yếu đƣợc đào tạo từ các trƣờng khối kinh tế, luật, chƣa có trƣờng đào tạo chuyên ngành về quản lý thị trƣờng dẫn đến chất lƣợng tham mƣu của đội ngũ công chức quản lý thị trƣờng còn những hạn chế nhất định.

- Tổ chức bộ máy

Tại Sở Công Thƣơng và các đơn vị trực thuộc, chƣa có tổ chức bộ máy riêng tham mƣu cho lãnh đạo về quản lý nhân lực, tuy nhiên, việc tham mƣu về công tác này đối với Sở Công Thƣơng đặt tại Văn phòng và các đơn vị trực thuộc đặt tại phòng Hành chính – Tổng hợp.

Biên chế đƣợc giao cho công tác này không nhiều, đối với Sở Công Thƣơng và Chi cục Quản lý thị trƣờng là 02 biên chế (01 lãnh đạo và 01 chuyên viên), còn đối với hai Trung tâm, mỗi Trung tâm bố trí 01 biên chế (trực tiếp là lãnh đạo phòng Hành chính – Tổng hợp).

Công chức, viên chức lãnh đạo và tham mƣu cơ bản có trình độ, tiêu chuẩn đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc, tuy nhiên việc chƣa có công chức, viên chức cũng nhƣ phòng chuyên trách về công tác tổ chức cán bộ gây rất nhiều khó khăn trong công tác tham mƣu, quản lý nhân lực.

- Nhận thức của người đứng đầu và của các cá nhân trong tổ chức

Lãnh đạo Sở Công Thƣơng luôn thƣờng xuyên quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ, coi đây là một trong những nhiệm vụ then chốt, thể hiện trong những năm qua, tập thể lãnh đạo Sở Công Thƣơng đã có những chủ trƣơng, biện pháp đúng đắn và kịp thời để lãnh đạo xây dựng lập trƣờng tƣ tƣởng chính trị cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và ngƣời lao động; tăng cƣờng quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên thực hiện quy định những điều Đảng viên không đƣợc làm; đã có nhiều hình thức, biện pháp trong phát hiện, giáo dục, đấu tranh ngăn chặn suy thoái tƣ tƣởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống đối với tổ chức đảng và đảng viên. Trong lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đã thực hiện đúng quy định của Đảng và Nhà nƣớc về công tác tổ chức và cán bộ; đã thực hiện và vận dụng Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ƣơng để đề ra những chủ trƣơng, giải pháp đúng;

động, bố trí cán bộ đã đƣợc cơ bản thực hiện đúng quy định; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đã cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

Bên cạnh đó còn một số lãnh đạo phòng, đơn vị trực thuộc và công chức, viên chức của Sở Công Thƣơng còn chƣa nhận thức đầy đủ về công tác tổ chức cán bộ nhƣ chƣa có biện pháp để giáo dục, rèn luyện và quản lý công chức, viên chức thuộc thẩm quyền sử dụng; chƣa bố trí công chức, viên chức theo vị trí việc làm một các khoa học, hợp lý đảm bảo “đúng ngƣời, đúng việc” để tạo ra một bộ máy hoạt động hiệu quả, chƣa tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định về công tác cán bộ nhằm đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo đối với công tác cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh lạng sơn (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)