PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra
3.2.1.1 Chọn điểm nghiên cứu
Tiền Phong là xã có diện tích rừng khá lớn được thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng của huyện Đà Bắc là 3.182,83 ha (chiếm 7,02% trong tổng diện tích rừng của huyện Đà Bắc với 45.336,62 ha). Xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình được chính sách dịch vụ môi trường rừng gần hết diện tích rừng của xã và được chính sách dịch vụ môi trường rừng cho hai loại rừng, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng. Các loại rừng này được giao cho cộng đồng thôn dân coi thôn bản và nhóm hộ người
31
dân tộc Mường quản lý và sử dụng theo phương thức lâm nghiệp cộng đồng. Trong đó, Thôn Đức Phong, Thôn Mát là thôn có diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng gần như nhiều nhất và Thôn Phiếu có diện tích rừng được chính sách dịch vụ môi trường rừng không nhiều nhưng trong đó diện tích rừng trồng được chi trả nhiều hơn rừng tự nhiên.
3.2.1.2 Chọn mẫu điều tra
Địa điểm được chọn lựa tiến hành nghiên cứu là 3 thôn thuộc xã Tiền Phong trong tổng số 12 xã vùng phòng hộ đầu nguồn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình: thôn Đức Phong, thôn Phiếu, thôn Nà Mát. Thôn Đức Phong, thôn Mát là thôn có diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng gần như nhiều nhất và thôn Phiếu có diện tích rừng được chính sách dịch vụ môi trường rừng không nhiều nhưng trong đó diện tích rừng trồng được chi trả nhiều hơn rừng tự nhiên. Đây là những thôn có diện tích rừng phòng hộ rừng đầu nguồn lớn, đối tượng đa dạng gồm: rừng tự nhiên, rừng trồng và các loại rừng này được xã giao cho cộng đồng dân cư thôn bản quản lý, sử dụng, hưởng ứng theo phương thức lâm nghiệp cộng đồng và được chi trả dịch vụ môi trường.
Bảng 3.4 Số lượng mẫu điều tra
STT Đối tượng điều tra Số lượng (n=60) Tỷ lệ (%) 1 Hộ nông dân Tổng 49 81,67 Thôn Đức Phong 16 26,67 Thôn Phiếu 14 23,33 Thôn Nà Mát 19 31,67 2 Cán bộ quản lý Tổng 11 18,33 2.1 Cán bộ thôn Thôn Đức Phong 3 5,00 Thôn Phiếu 3 5,00 Thôn Nà Mát 3 5,00 2.2 Cán bộ xã 2 3,33
32