Tuyên truyền về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 60 - 63)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện

4.2.3 Tuyên truyền về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện

thanh toán thông qua cộng đồng thôn, bản (thôn bản nhận tiền và phân phối cho các hộ dân) là chủ yếu.

Số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình được chia đều cho tất cả các hộ dù có hộ có nhiều diện tích đất rừng hay không có đều được tiền bằng nhau. Điều này cho thấy cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình bất hợp lý và chưa công bằng.

4.2.3 Tuyên truyền về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Qua biểu đồ 4.2 chỉ ra rằng: về mức độ hiểu biết về các chính sách của nhà nước về chi trả dịch vụ rừng: chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá hoàn toàn không biết với 73,47% (tương ứng với 36/49 ý kiến đánh giá). Tiếp đến là đánh giá biết một chút với 24,49% (tương ứng với 12/49 ý kiến đánh giá).

Chiếm tỷ lệ thấp nhất là đánh giá biết rất rõ với 2,04% (tương ứng với 1/49 ý kiến đánh giá). Như vậy, mức độ hiểu biết của hộ về các chính sách của nhà nước về chi trả dịch vụ rừng chủ yếu là rất thấp.

48

Biểu đồ 4.2 Mức độ hiểu biết của hộ về các chính sách của nhà nước về chi trả dịch vụ rừng

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020

Qua bảng 4.4 chỉ ra rằng: nguồn thông tin người dân biết tới các chính sách của nhà nước về chi trả dịch vụ rừng: qua kênh thông tin họp thôn/bản chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá có với 100%. Những hộ nông dân thông qua các họp thôn thông báo và tuyên truyền về bảo vệ rừng cũng như các chính sách của nhà nước về chi trả dịch vụ rừng. Qua kênh thông tin phương tiện truyền tin của thôn/bản chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không với 69,23%. Qua kênh thông tin áp phích, biển báo chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không với 92,31%.

Qua kênh thông tin bản tin truyền hình (TV) chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không với 69,39%. Những hộ nông dân thông qua việc nghe xem thời sự và các chương trình về cây trồng. Qua kênh thông tin bản tin truyền thanh (đài) chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không với 77,55%. Qua kênh thông tin tờ rơi chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không với 100%. Qua kênh thông tin khác chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không với 100%. Như vậy, nguồn thông tin người dân biết tới các chính sách của nhà nước về chi trả dịch vụ rừng chủ yếu là qua họp thôn/bản.

2,04%

24,49%

73,47%

Biết rất rõ Biết một chút

49

Bảng 4.4 Nguồn thông tin người dân biết tới các chính sách của nhà nước về chi trả dịch vụ rừng

STT Chỉ tiêu

Hộ biết về các chính sách của nhà nước về chi trả dịch vụ rừng (biết rõ, biết một chút)

Không SL (n=49) TL (%) SL (n=49) TL (%) 1 Họp thôn/bản 49 100,00 0 0,00

2 Phương tiện truyền tin của thôn/bản 15 30,61 34 69,39

3 Áp phích, biển báo 4 8,16 45 91,84

4 Bản tin truyền hình (TV) 15 30,61 34 69,39

5 Bản tin truyền thanh (Đài) 11 22,45 38 77,55

6 Tờ rơi 0 0,00 49 100,00

7 Khác 0 0,00 49 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020 Điều này chứng tỏ nội dung tuyên truyền mới chỉ ở mức trung bình, chưa đủ thuyết phục. Chất lượng tuyên truyền chưa thực hiện chuyên sâu, cụ thể hóa đến trực tiếp đối tượng tham gia chính sách. Công tác tuyên truyền giúp người dân những nhận thức được tầm quan trọng của rừng nhưng chưa đủ sinh động, hiệu quả để giúp các hộ dân hiểu biết rõ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, biết cách sử dụng tiền chi trả để phục vụ phát triển sinh kế, đời sống.

Theo lãnh đạo UBND xã Tiền Phong, ông Xa Văn Thức cho biết thêm, để làm tốt công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng thì công tác tuyên truyền, vận động phải thực hiện thường xuyên liên tục nhất là các bản vùng sâu vùng xa. Việc kê khai, rà soát xác định diện tích ranh giới rừng để khoán bảo vệ cho các chủ hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thôn bản phải chính xác, đúng đối tượng và có sự tham gia bàn bạc nhất trí của đại bộ phận Nhân dân trên địa bàn. Việc lập danh sách, tiến hành giao khoán ngoài thực địa cho các nhóm hộ, cộng đồng thôn bản phải công khai minh bạch; số tiền chi trả phải rõ ràng, được niêm yết tại bản và trụ sở UBND xã để Nhân dân biết tham gia kiểm tra, giám sát. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, phát hiện kịp thời những nảy sinh mâu thuẫn vướng mắc, đề xuất các giải pháp xử lý trên cơ sở có sự đồng thuận cao của đại bộ phận nhân dân. Cần chú trọng hình thức tuyên truyền trực tiếp, đó là tổ chức truyền thông tới người dân tại các địa điểm chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, nhà văn hóa, nhà các trưởng thôn, bản…

50

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 60 - 63)