Nâng mức bồi thường, hoàn thiện cơ chế

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 88 - 90)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

4.4.2 Nâng mức bồi thường, hoàn thiện cơ chế

76

Kịp thời chỉnh sửa, bổ sung các Nghị định, Thông tư thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Văn bản hướng dẫn thực hiện tại cơ sở từ huyện đến xã. Có chế chính sách ưu tiên đặc thù đối với huyện Đà Bắc để giúp huyện phát triển kinh tế bền vững đặc biệt là hoạt động phát triển du lịch cao nguyên đá Đà Bắc gắn với công tác xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Đơn giản hóa các thủ tục trong việc triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đặc biệt là công tác nghiệm thu diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Tham mưu UBND huyện đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh xem xét trình các Bộ ngành Trung ương có liên quan chỉnh sửa, bổ sung văn bản có liên quan đến chương trình quản lý bảo vệ rừng gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính khi thực hiện các chính sách có liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại cơ sở: Chính sách vay vốn đầu tư lâm nghiệp, chính sách phát triển rừng, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, chương trình 30a, hỗ trợ gạo, phát triển dược liệu…

Đề xuất các Bộ ngành có liên quan nghiên cứu các chương trình chính sách mới có liên quan để phát triển ngành lâm nghiệp, đặc biệt các chính sách mở rộng thêm các nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng tạo sinh kế cho người dân tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn tới.

Xây dựng chính sách phát triển dược liệu dưới tán rừng nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện về cây dược liệu, gắn bảo vệ rừng với phát triển kinh tế cho nhân dân.

Giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp. Ưu tiên giao, khoán rừng phòng hộ cho các cộng đồng, tổ chức kinh tế, hộ gia đình để quản lý bảo vệ và hưởng lợi lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch đã duyệt. Cho các thành phần kinh tế được giao, được thuê rừng đặc dụng sử dụng trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

77

Tiếp tục xây dựng đề án giao rừng, trong đó đưa ra các lộ trình, giải pháp thực hiện để thực hiện giao rừng hiện tại chưa có chủ quản lý cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn để quản lý sử dụng, gắn bảo vệ rừng với hưởng lợi từ khai thác rừng và từ dịch vụ môi trường rừng.

Công tác giao rừng gắn với quy hoạch sử dụng đất

Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư để rừng có chủ thực sự nhằm phát huy vai trò của chủ rừng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, đầu tư phát triển rừng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Phối hợp với các phòng ban chuyên môn cấp huyện triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch sử dụng đất, rừng để người dân biết và ý thức được việc sử dụng đất, rừng theo đúng quy hoạch.

Quy hoạch vùng chăn thả gia súc và trồng cỏ phục vụ chăn nuôi là một việc làm cần thiết của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng, thông qua đó để hạn chế dần các tiêu cực của việc chăn thả gia súc trên rừng tới tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 88 - 90)