Cơ cấu tổ chức, bộ máy thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 53 - 57)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện

4.2.1 Cơ cấu tổ chức, bộ máy thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Hòa Bình thực hiện theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua chỉ đạo

3888,93 2350,92 800,21 737,8 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 Tổng diện tích đất lâm nghiệp

Cộng đồng dân cư Hộ gia đình, cá nhân

UBND xã Diện tích đất lâm nghiệp (ha)

41

của UBND tỉnh. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hòa Bình ký hợp đồng và thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng từ các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường có lưu vực nội tỉnh Hòa Bình. Còn với những bên sử dụng dịch vụ môi trường có lưu vực liên tỉnh thì tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng phải nộp về cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam. Tiền sau khi thu được, các Quỹ trích lại tiền chi phí quản lý rồi gửi lại cho các chủ rừng.

Sơ đồ 4.1 Cơ cấu chi trả dịch vụ môi trường rừng

Nguồn: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hòa Bình - BQL RPH Sông Đà, 2020

Chủ rừng được hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng bao gồm: các cá nhân, các hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng được giao khoán quản lý bảo vệ rừng.

Quỹ bảo vệ & phát triển Việt

Nam

Thủy điện Hòa Bình, thủy điện, du lịch, nước sạch liên tỉnh

Quỹ bảo vệ & phát triển rừng tỉnh Hòa Bình Công ty nước sạch Hòa Bình BQL rừng phòng hộ sông Đà

Thủy điện nội tỉnh Hòa Bình Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cộng đồng, nhóm hộ được giao Hộ nhận khoán bảo vệ rừng Tổ chức doanh nghiệp bảo vệ rừng Du lịch Hòa Bình

42

Các đơn vị sử dụng và phải chi trả dịch vụ môi trường rừng: Các nhà máy thủy điện thuộc khu vực nội tỉnh và liên tỉnh của tỉnh Hòa Bình, các công ty cấp nước khu vực nội tỉnh và liên tỉnh Hòa Bình và các công ty du lịch sử dụng cảnh quan của tỉnh.

Các đơn vị cung ứng dịch vụ môi trường rừng: gồm các chủ rừng; ủy ban nhân dân cấp xã, Quỹ bảo vệ & phát triển rừng tỉnh Hòa Bình, Quỹ bảo vệ & phát triển rừng tỉnh Hòa Bình, BQL rừng phòng hộ sông Đà.

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam được sử dụng tối đa 0,5% trên tổng số tiền nhận ủy thác từ các đối tượng phải chi trả dịch vụ môi trường rừng (nhà máy thủy điện liên tỉnh, công ty nước sạch liên tỉnh, công ty du lịch liên tỉnh…) cho hoạt động nghiệp vụ của Quỹ liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng, gồm: chi quản lý hành chính văn phòng theo cơ chế ủy thác; chi cho các hoạt động tiếp nhận tiền và các hoạt động khác liên quan đến quản lý tài chính. Số tiền còn lại được chuyển lại cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh.

Qua bảng 4.3 chỉ ra rằng: về chức năng của các cơ quan/tổ chức trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Chỉ đạo, giám sát thực hiện các hoạt động liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng là HGĐ, cá nhân trong thôn chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá có với 100%. Tham gia kiểm tra giám sát kiểm tra bản đồ chi trả của thôn/xóm chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không với 63,64%. Thông tin, tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho dân chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá có với 100%.

Xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ rừng của thôn/xóm chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không với 81,82%. Xây dựng cơ chế sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường của thôn/xóm chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không với 90,91%. Như vậy, chức năng của các cơ quan/tổ chức trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Chỉ đạo, giám sát thực hiện các hoạt động liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng là HGĐ, cá nhân trong thôn và Thông tin, tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho dân là chủ yếu.

43

Bảng 4.3. Chức năng của các cơ quan/tổ chức trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

STT Chức năng, nhiệm vụ Không Số lượng (n=11) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=11) Tỷ lệ (%)

1 Chỉ đạo, giám sát thực hiện các hoạt động liên quan đến chi trả dịch vụ

môi trường rừng cho các chủ rừng là HGĐ, cá nhân trong thôn 11 100,00 0 0,00 2 Tham gia kiểm tra giám sát kiểm tra bản đồ chi trả của thôn/xóm 4 36,36 7 63,64

3 Thông tin, tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

cho dân 11 100,00 0 0,00

4 Xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ rừng của thôn/xóm 2 18,18 9 81,82

5 Xây dựng cơ chế sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường của

thôn/xóm 1 9,09 10 90,91

44

Hộp 4.1 Ý kiến về cơ cấu tổ chức, bộ máy thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Trong những năm qua, tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần nâng cao công tác bảo vệ rừng trên địa bàn. Tuy nhiên, về cơ cấu tổ chức, bộ máy thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng vẫn còn một số hạn chế như ban quản lý quỹ về chi trả dịch vụ môi trường rừng có lực lượng mỏng nên cán bộ phải trực tiếp xuống địa bàn từng xã, thôn để trả tiền cho các hộ gia đình và các cộng đồng.

(Phỏng vấn nhóm cán bộ xã Tiền Phong)

Việc xây dựng hồ sơ chủ rừng, gồm: (1) Bản kê khai diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường; (2) Bản cam kết bảo vệ và quản lý rừng có cung ứng dịch vụ môi trường và (3) Bản tự kê khai kết quả bảo vệ và quản lý rừng có cung ứng dịch vụ môi trường phải tiến hành hàng năm nên mất thời gian, công sức. Đặc biệt là khâu nghiệm thu đánh giá kết quả bảo vệ và quản lý rừng.

Khó khăn trong việc chi trả tiền cho các chủ rừng là hộ gia đình và cộng đồng dân cư. Do những chủ rừng này không có tài khoản ngân hàng nên việc chi trả phải thực hiện trực tiếp bằng tiền mặt. Mặt khác Ban quản lý quỹ có lực lượng mỏng lại không có đơn vị cấp huyện, cấp xã nên cán bộ phải trực tiếp xuống địa bàn từng xã, thôn để trả tiền cho các hộ gia đình và các cộng đồng. Việc làm này rất mất thời gian, công sức và chi phí đi lại do địa bàn miền núi rộng, khó di chuyển.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 53 - 57)