Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 57 - 60)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện

4.2.2 Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng

Căn cứ vào sản lượng điện sản xuất, Công ty Thủy điện Hòa Bình sẽ đóng góp tiền cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam với đơn giá là 20 đồng/kWh.

Tổng số tiền đóng góp sẽ được quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam giữ lại 0,5% làm kinh phí quản lý, còn lại 99,5% số tiền sẽ được chuyển xuống cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Hòa Bình.

45

Sơ đồ 4.2 Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng

Nguồn: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hòa Bình - BQL RPH Sông Đà, 2020

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Hòa Bình được trích lại 5% kinh phí quản lý và 10% kinh phí dự phòng (Tổng cộng 15%), còn lại 85% số tiền sẽ được chuyển trực tiếp cho các chủ rừng. Hình thức chi trả này được gọi là gián tiếp vì việc chi trả phải thông qua bên thứ 3 là Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.

* Mức giá chi trả

Theo quy định của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP các nhà máy thủy điện sẽ trích 20 VNĐ/kWh điện để chi trả dịch vụ môi trường rừng. Theo đó số tiền nhận được sẽ được tính như sau:

Tiền chi trả = S*Đơn giá*K

Công ty Thủy

điện Hòa Bình 100%

Quỹ BV&PTR Hòa Bình Việt Nam (Trích 0,5%

Quản lý)

99,5%

Quỹ BV&PTR Hòa Bình (5% Quản lý, 10% Dự phòng)

85%

Cơ quan Nhà nước (BQL rừng phòng hộ sông Đà) Trích 15% chi phí quản lý Cộng đồng Thôn/ xóm Hộ gia đình/ cá nhân 85%

46

Trong đó: S: diện tích rừng nhận chi trả Đơn giá: 20 VNĐ/kWh điện K: Hệ số được xác định theo các tiêu chí chất lượng rừng, loại rừng (rừng trồng/rừng tự nhiên), nguồn gốc hình thành rừng và mức độ khó khăn trong công tác bảo vệ rừng (Nghị định số 99/2010/NĐ-CP). Hiện nay, đối với xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung do việc xác định hệ số K còn gặp nhiều khó khăn và thiếu kinh phí nên khi thực hiện được đơn giản hóa bằng việc áp dụng chỉ một hệ số K3 theo nguồn gốc hình thành rừng, K = 1 với rừng tự nhiên và K = 0,8 với rừng trồng.

Hộp 4.2 Ý kiến về cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Mục tiêu của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là để người dân được hưởng lợi từ rừng, qua đó góp phần nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ, phát triển rừng. Tuy nhiên, cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình người dân chưa thực sự nắm rõ. Các chủ rừng là đồng bào các dân tộc Dao, Tày, Mường, họ chưa hiểu rõ sự khác nhau về giá trị dịch vụ môi trường của rừng tự nhiên và rừng trồng.

(Phỏng vấn nhóm hộ dân xã Tiền Phong)

Đối với việc xác định hệ số K thì đa số các hộ cho rằng nên áp dụng hệ số K = 1, theo họ dù là rừng tự nhiên hay rừng trồng thì công sức để bảo vệ là như nhau. Điều này là hoàn toàn hợp lý nếu dựa trên công sức đầu tư để BVR, với hệ số K = 1, số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng mà hộ nhận được sẽ cao hơn hiện tại và có thể sẽ là động lực khích lệ hộ tốt hơn trong công tác BVR. Theo lý thuyết về chi trả dịch vụ môi trường rừng, rừng tự nhiên với hệ sinh thái đa dạng hơn, có giá trị dịch vụ môi trường cao hơn rừng trồng, vì vậy hệ số K của rừng tự nhiên được tính hơn cao. Các chủ rừng là đồng bào các dân tộc Dao, Tày, Mường, họ chưa hiểu rõ sự khác nhau về giá trị dịch vụ môi trường của rừng tự nhiên và rừng trồng. Qua đây ta thấy công tác tuyên truyền để các đối tượng hiểu đúng về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đạt hiệu quả chưa cao.

47

Hộp 4.3 Ý kiến về hình thức thanh toán các loại rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Hình thức thanh toán các loại rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình được chi trả thông qua cộng đồng thôn, bản (thôn bản nhận tiền và phân phối cho các hộ dân). Số tiền chi trả thì chia đều cho tất cả các hộ dù có hộ có nhiều diện tích đất rừng hay không có vẫn được tiền bằng nhau.

(Phỏng vấn nhóm hộ dân xã Tiền Phong)

Hình thức thanh toán các loại rừng bao gồm: Thanh toán tiền mặt trực tiếp cho hộ; Thanh toán qua tài khoản ngân hàng của từng hộ; Thanh toán thông qua UBND xã (các hộ nhận tiền từ UBND xã); Thanh toán thông qua cộng đồng thôn, bản (thôn bản nhận tiền và phân phối cho các hộ dân). Trong đó, hình thức hộ nhận được tiền

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 57 - 60)