Cơ chế chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc,

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 75 - 79)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.1 Cơ chế chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc,

4.3.1 Cơ chế chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Thực chất, chi trả dịch vụ môi trường rừng là một cơ chế kinh tế. Cơ chế kinh tế này duy trì sự công bằng giữa những người hưởng lợi và những người duy trì lợi ích dịch vụ môi trường rừng, kết nối hai nhóm người này, tạo ra nguồn tài chính cho việc đầu tư phục hồi và duy trì tính bền vững giá trị của rừng tạo ra. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã thể hiện sự quan tâm đến người dân.

Qua đây nhằm góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân để bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái ngày một tốt hơn, đảm bảo cho hoạt động của các nhà máy thủy điện ổn định lâu dài. Đây còn là một trong những giải pháp hỗ trợ sinh kế của Đảng, Nhà nước nhằm góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong khu vực.

63

Biểu đồ 4.4 Mức độ tương xứng của khoản tiền nhận được từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng so với công sức hộ bỏ ra để chăm sóc, bảo vệ rừng

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020

Qua biểu đồ 4.4 chỉ ra rằng: về mức độ tương xứng của khoản tiền nhận được từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng so với công sức hộ bỏ ra để chăm sóc, bảo vệ rừng: chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá thấp với 55,56%. Tiếp đến là đánh giá rất thấp với 24,44% và đánh giá vừa phải với 20%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là đánh giá cao và rất cao với 0%.

Như vậy cho thấy hỗ trợ quá thấp do vậy hầu hết người dân đều không có động lực dành thời gian chăm sóc, bảo vệ rừng. Hộ nông dân nói rằng so với công sức đóng góp bảo vệ, duy trì phát triển rừng thì quá thấp, mức chi trả không tương xứng với công sức bỏ ra và với diện tích rừng.

Qua biểu đồ 4.5 chỉ ra rằng: về việc dành thời gian chăm sóc, bảo vệ rừng vào những công việc khác, nếu không được hưởng thụ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá có với 91% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là đánh giá không với 9%. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng hay có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thì người dẫn chăm sóc, bảo vệ rừng. 24,44% 55,56% 20,00% 0,00% 0,00%

Mức độ tương xứng của khoản tiền nhận được

Rất thấp Thấp Vừa phải Cao Rất cao

64

Biểu đồ 4.5 Đánh giá của hộ về việc dành thời gian chăm sóc, bảo vệ rừng vào những công việc khác, nếu không được hưởng thụ chính sách chi trả dịch vụ

môi trường rừng

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020

Qua bảng 4.12 chỉ ra rằng: về tính minh bạch/công bằng trong chi trả dịch vụ môi trường rừng: các hộ có diện tích rừng như nhau nên được chi trả bằng nhau chứ không nên phân biệt theo vị trí của khu rừng khác chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá có đồng ý. Chi trả dịch vụ môi trường rừng nên trả cho các hộ dựa trên số ngày công mà hộ tham gia vào công tác chăm sóc, bảo vệ rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá có đồng ý. Địa phương cần giám sát, chấm công các hộ tham gia vào hoạt động chăm sóc, bảo vệ rừng để làm căn cứ chi trả chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá có đồng ý.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng cần trả theo kết quả rừng được bảo vệ, phát triển chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá có đồng ý. Kết quả kiểm tra, nghiệm thu kết quả chăm sóc, bảo vệ rừng cần được công khai cho dân biết chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá có đồng ý. Như vậy, chi trả dịch vụ môi trường rừng có tính minh bạch/công bằng.

9%

91%

Vẫn chăm sóc, bảo vệ rừng

Không Có

65

Bảng 4.12 Nhận định về tính minh bạch/công bằng trong chi trả dịch vụ môi trường rừng

STT

Nhận định về tính minh bạch/công bằng trong Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Rất không đồng ý

Không đồng

ý Phân vân Có đồng ý Rất đồng ý Không có ý kiến

SL (n=49) TL (%) SL (n=49) TL (%) SL (n=49) TL (%) SL (n=49) TL (%) SL (n=49) TL (%) SL (n=49) TL (%) 1 Các hộ có diện tích rừng như nhau nên được chi trả bằng nhau chứ không nên phân biệt theo vị trí của khu rừng

0 0,00 3 6,12 2 4,08 37 75,51 6 12,24 1 2,04

2

Chi trả dịch vụ môi trường rừng nên trả cho các hộ dựa trên số ngày công mà hộ tham gia vào công tác chăm sóc, bảo vệ rừng

1 2,04 13 26,53 3 6,12 25 51,02 4 8,16 3 6,12

3

Địa phương cần giám sát, chấm công các hộ tham gia vào hoạt động chăm sóc, bảo vệ rừng để làm căn cứ chi trả

2 4,08 11 22,45 1 2,04 31 63,27 2 4,08 2 4,08

4

Chi trả dịch vụ môi trường rừng cần trả theo kết quả rừng được bảo vệ, phát triển

0 0,00 2 4,08 1 2,04 40 81,63 6 12,24 0 0,00

5

Kết quả kiểm tra, nghiệm thu kết quả chăm sóc, bảo vệ rừng cần được công khai cho dân biết

0 0,00 0 0,00 1 2,04 35 71,43 12 24,49 1 2,04

66

Qua điều tra, phỏng vấn và tìm hiểu tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nhận thấy đây là một chính sách còn khá mới mẻ với người dân được hưởng lợi. Người dân và các cấp quản lý đều nhận thức được vai trò của rừng. Tuy nhiên, do nhận thức khác nhau mà cách thức ứng xử với rừng trong thực tế cũng có nhiều khác biệt. Bên cạnh mục tiêu tăng độ che phủ, đảm bảo người dân trong khu vực có rừng có thể sống bằng nghề rừng cũng là một mục tiêu xã hội quan trọng của các chính sách lâm nghiệp của Hòa Bình. Chính sách này cần được theo dõi, đánh giá để tiếp tục sửa đổi hoàn thiện hơn, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong thực tế. Để đóng góp cho quá trình vận động sửa đổi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hướng công bằng, minh bạch và bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 75 - 79)