Cơ cấu đất lâm nghiệp phân theo các chủ thể quản lý, sử dụng tại xã Tiền Phong, huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 52 - 53)

tổng diện tích đất tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Trong đó, đất rừng sản xuất chiếm 10,51% tổng diện tích đất tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình và đất rừng phòng hộ chiếm 50,67% tổng diện tích đất tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Như vậy, diện tích đất nông nghiệp ở tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình là rất ít, ảnh hưởng đến sản xuất lương thực của người dân. Điều này dẫn đến tình trạng phá rừng để canh tác nương rẫy của người dân. Mặc dù bị hạn chế về diện tích đất canh tác nông nghiệp nhưng xã Tiền Phong lại là những xã có diện tích đất Lâm nghiệp nhiều ở huyện Đà Bắc. Với tổng diện tích đất lâm nghiệp xã Tiền Phong là 3.888,93ha, diện tích này mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế cho người dân thông qua hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng.

4.1.2 Cơ cấu đất lâm nghiệp phân theo các chủ thể quản lý, sử dụng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Với vai trò và chức năng của rừng thì chất lượng và số lượng của rừng cũng phụ thuộc vào đặc điểm sử dụng rừng của con người.

Qua biểu đồ 4.1 chỉ ra rằng: xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình vẫn còn một diện tích nhỏ 737,8ha (chiếm 18,97% tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã) do UBND xã quản lý. Diện tích đất lâm nghiệp còn lại chủ yếu giao cho cộng đồng dân cư 2350,92 ha chiếm 60,45% tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã, còn lại 800,21 ha chiếm 20,58% tổng diện tích đất lâm nghiệp được giao cho hộ gia đình quản lý. Như vậy, tình hình đất lâm nghiệp tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình phân theo cộng đồng dân cư là chủ yếu.

Diện tích rừng giao cho cộng đồng dân cư quản lý hầu như đều là những khu rừng tự nhiên nghèo kiệt được quy hoạch cho mục đích phòng hộ đầu nguồn và không có nhiều nguồn lợi kinh tế. Mặt khác, những diện tích này thường xa dân cư và tiếp cận tương đối khó khăn, khả năng tạo thu nhập từ khai thác lâm sản và lâm sản ngoài gỗ rất hạn chế. Các khu rừng được quản lý bởi cộng đồng dân cư theo hình thức tự quản lý theo truyền thống và chưa được chính thức giao rừng. Cộng đồng chỉ được giao quyền quản lý và sử dụng hạn chế đối với diện tích rừng mà chưa có quyết định

40

giao, chưa tiến hành quy trình thủ tục giao rừng cho cộng đồng theo Quyết định 106/2006/QĐ-BNN.

Biểu đồ 4.1 Tình hình đất lâm nghiệp phân theo các chủ thể quản lý, sử dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 52 - 53)