PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.4 Công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp và rừng
Việc triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong thời gian qua đã có tác động rất lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên phạm vi toàn huyện. Cùng với sự vào cuộc của toàn xã hội nói chung trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Đà Bắc nói riêng, thông qua các giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng đồng bộ đã góp phần phát hiện các vụ xâm phạm, phá hại rừng, cháy rừng, khai thác lâm sản trái phép.
Qua bảng 4.15 chỉ ra rằng: về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình: Hệ thống văn bản hướng dẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá trung bình với 54,55%. Quy trình tổ chức thực hiện chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá trung bình với 45,45%. Thực hiện kí các hợp đồng ủy thác với các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá trung bình với 63,64%. Thu từ các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá trung bình với 63,64%.
Thực hiện giải ngân (chi trả) cho các chủ rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá trung bình với 72,73%. Nâng cao nhận thức cho dân về giá trị của bảo vệ rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá rất tốt với 63,64%. Giữ gìn và phát huy văn hóa, luật tục bảo vệ rừng của người dân chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá rất tốt với 72,73%. Giảm thiểu các vụ mất rừng: cháy, vi phạm chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá tốt với 54,55%.
Cải thiện che phủ rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá tốt với 45,45%. Cải thiện công tác bảo vệ, phát triển rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá tốt với 45,45%. Cải thiện cơ sở hạ tầng tuần tra, bảo vệ rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá trung bình với 45,45%. Cải thiện thu nhập cho người dân tham gia vào chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá trung bình với 45,45%.
72
Bảng 4.15 Đánh giá của cán bộ quản lý về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
STT Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá
Mức độ quan trọng Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt SL (n=11) TL (%) SL (n=11) TL (%) SL (n=11) TL (%) SL (n=11) TL (%) SL (n=11) TL (%) 1 Hệ thống văn bản hướng dẫn 0 0,00 2 18,18 6 54,55 3 27,27 0 0,00 2 Quy trình tổ chức thực hiện 0 0,00 2 18,18 5 45,45 3 27,27 1 9,09
3 Thực hiện kí các hợp đồng ủy thác với các đơn vị
sử dụng dịch vụ môi trường rừng 0 0,00 1 9,09 7 63,64 3 27,27 0 0,00 4 Thu từ các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng 0 0,00 1 9,09 7 63,64 3 27,27 0 0,00
5 Thực hiện giải ngân (chi trả) cho các chủ rừng 0 0,00 1 9,09 8 72,73 2 18,18 0 0,00
6 Nâng cao nhận thức cho dân về giá trị của bảo vệ
rừng 0 0,00 0 0,00 0 0,00 4 36,36 7 63,64
7 Giữ gìn và phát huy văn hóa, luật tục bảo vệ rừng
của người dân 0 0,00 0 0,00 0 0,00 3 27,27 8 72,73
8 Giảm thiểu các vụ mất rừng: cháy, vi phạm 0 0,00 0 0,00 1 9,09 6 54,55 4 36,36
9 Cải thiện che phủ rừng 0 0,00 1 9,09 3 27,27 5 45,45 2 18,18
10 Cải thiện công tác bảo vệ, phát triển rừng 0 0,00 2 18,18 3 27,27 5 45,45 1 9,09
11 Cải thiện cơ sở hạ tầng tuần tra, bảo vệ rừng 1 9,09 3 27,27 5 45,45 2 18,18 0 0,00
12 Cải thiện thu nhập cho người dân tham gia vào
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 1 9,09 2 18,18 5 45,45 3 27,27 0 0,00 13 Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn 2 18,18 3 27,27 5 45,45 1 9,09 0 0,00
14 Thực hiện các khóa tập huấn kỹ thuật sản xuất mới 2 18,18 3 27,27 6 54,55 0 0,00 0 0,00
15 Tạo việc làm cho người nghèo 0 0,00 0 0,00 1 9,09 6 54,55 4 36,36
16 Xây dựng các quỹ tín dụng nhỏ trong cộng đồng 1 9,09 3 27,27 6 54,55 1 9,09 0 0,00
73
Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá trung bình với 45,45%. Thực hiện các khóa tập huấn kỹ thuật sản xuất mới chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá trung bình với 54,55%. Tạo việc làm cho người nghèo chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá tốt với 54,55%. Xây dựng các quỹ tín dụng nhỏ trong cộng đồng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá trung bình với 54,55%. Như vậy, đánh giá của cán bộ quản lý về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở mức trung bình, còn nhiều hạn chế.
Hộp 4.8 Ý kiến về công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp và rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
Công tác quản lý nhà nước về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình: rất nhiều diện tích chồng chéo giữa các hộ, việc chi trả chưa thực tế; trình độ cán bộ quản lý nhà nước địa chính đất đai hạn chế.
(Phỏng vấn nhóm hộ dân xã Tiền Phong)
Trong những năm gần đây, nhờ có những cải thiện của công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp và rừng và rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình mà lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn đã có những bước phát triển quan trọng như: diện tích rừng không ngừng tăng lên, giá trị sản xuất lâm nghiệp ngày càng cao.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp và rừng và rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình vẫn còn nhiều hạn chế như: Công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp chưa được quan tâm, vẫn sử dụng giống cây trồng không đảm bảo chất lượng phục vụ trồng rừng hàng năm ở địa phương. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp ở xã chưa được quan tâm triển khai thực hiện. Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ quản lý lâm nghiệp còn hạn chế, chưa chuyên sâu, còn nhiều trường hợp kiêm nhiệm, hầu hết đội ngũ các cán bộ lâm nghiệp cấp xã chưa được qua các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Lực lượng kiểm lâm còn ít trong khi diện tích quản lý lớn nên chưa thực hiện hết trách nhiệm được giao. Còn để xảy ra nhiều vụ việc phá rừng, đốt rừng... làm ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên rừng của xã. Còn xảy ra hiện tượng chồng chéo chức năng quản lý giữa các
74
phòng ban, cơ quan của địa phương. Việc xây dựng các văn bản chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp và văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật chính sách về lâm nghiệp trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức, tính toán phương án chi trả còn bất cập.
Nhìn chung, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ảnh hưởng đến nguồn tài chính của các hộ của người dân chưa lớn nhưng cũng có tác động đến cộng đồng khi tham gia đóng góp một phần vào xây dựng các công trình công cộng của địa phương. Người dân hiểu biết về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng còn hạn chế.