Kiểm tra, giám sát chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 63 - 64)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện

4.2.4 Kiểm tra, giám sát chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện

Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình được thực hiện được từ cấp huyện đến cơ sở (xã, thôn bản) thông qua việc thành lập ban kiểm tra, giám sát.

Bảng 4.5 Tình hình kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

STT Thôn

Số lần kiểm tra, giám

sát (lần) So sánh (%) Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/ 2017 2019/ 2018 BQC 1 Số lần tiến hành (lần) 14 17 21 121,43 123,53 122,47 2 Số người tham gia (lượt) 18 23 32 127,78 139,13 133,33 Nguồn: Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà, 2019

Qua bảng 4.5 chỉ ra rằng: tình hình kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình: số lần tiến hành (lần) năm 2018 tăng 21,43% so với năm 2017. Số lần tiến hành (lần) năm 2019 tăng 23,53% so với năm 2018. Số người tham gia (lượt) năm 2018 tăng 27,78% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 39,13% so với năm 2018. Như vậy, số lần tiến hành (lần) số người tham gia (lượt) có xu hướng tăng lên mỗi năm.

Mặc dù tình hình kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình tăng qua mỗi năm nhưng theo đánh giá của người dân thì thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình vẫn còn nhiều hạn chế, việc kiểm

51

tra giám sát được thực hiện chưa đồng bộ; chất lượng kiểm tra, giám sát chưa chuyên sâu và năng lực cán bộ kiểm tra, giám sát chưa tốt.

Nguyên nhân chính do kinh nghiệm của cán bộ, còn ít, chưa tự rà soát, tự kiểm tra diện tích cũng như chất lượng rừng được. Hiện tại, phần lớn đều dựa vào số liệu của ngành liên quan là kiểm lâm nhưng bất cập ở đây là lực lượng tham gia hỗ trợ chủ rừng và cộng đồng lại không được hưởng lợi ích gì từ chính sách, đây là sự thiệt thòi cho các bên tham gia. Vì vậy, cần phải có chế độ khuyến khích lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát rừng tốt hơn, công bằng hơn cho chủ rừng, cộng đồng bằng việc có chính sách hỗ trợ thêm thêm cho các bên làm nhiệm vụ này từ việc trích kinh phí từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 63 - 64)