Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp và rừng tại xã Tiền Phong,

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 93 - 97)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

4.4.5 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp và rừng tại xã Tiền Phong,

Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

* Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Thành lập và kiện toàn Ban kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở cơ sở đến thôn bản.

Xây dựng bộ tiêu chí kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng từ xã, thôn bản.

Nâng cao nhận thức của người dân trong việc nắm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để tự thực hiện kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong công tác quản lý bảo vệ rừng và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.

Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đảm bảo đúng quy định. Tăng cường, chủ động triển khai công tác kiểm tra, giám sát của các cấp các ngành; nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức giám sát chuyên đề, giám sát định kỳ thực hiện tốt các nội dung của chính sách đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của nhân dân, không để xảy ra sai sót, tiêu cực trong quá trình thực hiện.

* Bộ máy, tổ chức thực hiện

Hiện tại cơ cấu tổ chức bộ máy chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Hòa Bình đang được phân cấp quản lý từ Quỹ bảo vệ và PTR xuống trực tiếp đến chủ rừng vì thế cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Hòa Bình nói chung, kinh nghiệm của cán bộ, còn ít, chưa tự rà soát, tự kiểm tra diện tích cũng như chất lượng rừng được. Hiện tại, phần lớn đều dựa vào số liệu của ngành liên quan là kiểm lâm nhưng bất cập ở đây là lực lượng tham gia hỗ trợ chủ rừng và cộng đồng lại không được hưởng lợi ích gì từ chính sách, đây là sự thiệt thòi cho các bên tham gia. Vì vậy, cần phải có chế độ khuyến khích lực lượng kiểm lâm

81

và các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát rừng tốt hơn, công bằng hơn cho chủ rừng, cộng đồng bằng việc có chính sách hỗ trợ thêm thêm cho các bên làm nhiệm vụ này từ việc trích kinh phí từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Cần có quy chế trợ hỗ thêm cho các các tổ chức, cá nhân trực tiếp cung ứng dịch vụ môi trường rừng để họ có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ rừng nâng cao hiệu quả cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.

* Nâng cao năng lực cho các bên có liên quan

Các cơ quan có liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nên tiến hành nhiều lớp tuyên truyền, tập huấn, trang bị kiến thức cho cán bộ thực hiện. Phần lớn đội ngũ cán bộ hiện nay mới chỉ có những kiến thức rất sơ khai về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, chưa thực sự hiểu rõ cơ chế hoạt động cũng như các lĩnh vực liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Việc nâng cao nhận thức cho cán bộ là hết sức quan trọng vì họ là những người thực thi dự án tại địa phương, là một bên trung gian quan trọng đối với thành công của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Ngoài ra, cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân các kiến thức cần thiết về dịch vụ môi trường, vai trò và trách nhiệm của họ khi tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Hoạt động này là một phần quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của người dân và khuyến khích thêm nhiều người tham gia cung cấp dịch vụ môi trường. Các hình thức tuyên truyền nên thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, dễ hiểu và gắn với đời sống của nhân dân để họ hiểu được vai trò và những lợi ích mình sẽ nhận được.

* Bảo vệ và phát triển rừng

Công tác bảo vệ rừng

Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đặc biệt là các điểm nóng hay xảy ra tình trạng cháy rừng, vi phạm các quy định về bảo vệ rừng.

Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng đồng bộ từ xã đến thôn, xóm, hộ gia đình; xây dựng trạm bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, mua sắm phương tiện, dụng cụ phòng cháy chữa cháy rừng.

82

Tăng cường vai trò chức năng tham mưu trong công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng, thực thi pháp luật về lâm nghiệp cho các cấp ủy, chính quyền địa phương. Kiểm kê rừng theo định kỳ, rà soát, xây dựng bổ sung các chốt, trạm gác bảo vệ rừng.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm, tổ đội bảo vệ rừng từ xã đến thôn, xóm, hộ gia đình.

Ưu tiên khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng; tăng khả năng hưởng lợi trực tiếp từ rừng, bao gồm cả các khoản thu từ dịch vụ môi trường đem lại.

Hỗ trợ nguồn kinh phí từ nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho tổ, đội bảo vệ rừng ở các thôn bản để duy trì hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng.

Xây dựng các hương ước, quy ước trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại các thôn bản trên địa bàn huyện.

Công tác phát triển rừng

Phục hồi rừng tự nhiên: Thực hiện phục hồi rừng đối với rừng phòng hộ, rừng có trạng thái cây gỗ tái sinh (trạng thái Ic) với số lượng cây gỗ tái sinh có mục đích trên 1.000 cây/ha, số cây tái sinh triển vọng có chiều cao trên 1,0m chiếm trên 50% tổng số cây tái sinh thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Trồng rừng mới: Đầu tư trồng rừng đối với đất trống, đồi núi trọc không đủ điều kiện khoanh nuôi phục hồi rừng (trạng thái Ia, Ib), đất trồng rừng sau khai thác, chuyển đổi.

* Khoa học công nghệ

Sản xuất lâm nghiệp theo hướng bền vững, chuyển giao công nghệ, phương pháp canh tác tiên tiến, tiến bộ khoa học và công nghệ cho người dân.

Xây dựng và ban hành quy trình thâm canh trồng các loài cây phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái, tổ chức hướng dẫn chuyển giao nhanh vào sản xuất, đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng cây trồng.

83

Hàng năm bố trí nguồn vốn cho nghiên cứu khoa học tập trung cho việc trồng cây bản địa, giống mới, giống tốt, ứng dụng cơ giới vào sản xuất lâm nghiệp.

84

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 93 - 97)