Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong,

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 87 - 88)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

4.4.1 Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong,

trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

4.4.1 Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Hoạt động thông tin, tuyên truyền

Tiếp tục công tác tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua tờ rơi, tờ gấp, hình ảnh, báo, đài, phát thanh-truyền hình, biển báo theo chuyên mục cụ thể.

Mở các lớp tuyên truyền tập huấn, hướng dẫn bằng nhiều thứ tiếng nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, cộng đồng dân cư, tổ đội bảo vệ rừng về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện.

Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường học phối hợp với các đơn vị có liên quan đưa công tác tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa của các lớp học.

Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề cấp tỉnh liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nhằm phổ biến các nội dung của chính sách đến các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh.

Biên tập các bài viết, hình ảnh để phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhằm làm rõ ý nghĩa của chính sách, giải thích về những điều khoản trong chính sách, tuyên truyền về quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện chính sách.

75

Xây dựng, lắp đặt các bảng tuyên truyền lớn tại địa phương, in ấn, phát hành tờ rơi tuyên truyền.

Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Tăng cường tuyên truyền giáo dục (đặc biệt dịch ra tiếng địa phương) để nâng cao nhận thức của người dân về giá trị kinh tế, sinh thái to lớn của rừng và khả năng phục hồi những giá trị đó cho phát triển kinh tế xã hội là một trong những giải pháp xã hội để lôi cuốn người dân vào hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

Xây dựng các kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng lồng ghép tại các cuộc họp thôn, bản.

Biên tập các bài viết, hình ảnh để phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao sự nhận thức, hiểu biết về giá trị của rừng và công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Xây dựng các biển, bảng tuyên truyền về công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn liền với lợi ích được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và và chính sách hỗ trợ người dân tham gia bảo vệ rừng.

Thực hiện các chuyên mục, phóng sự tuyên truyền qua đài phát thanh, truyền hình về công tác bảo vệ và phát triển rừng bằng cả 2 thứ tiếng (phổ thông và tiếng dân tộc).

Mở các lớp tập huấn tuyên truyền về công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn liền với việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Tuyên truyền các quy trình, quy phạm kỹ thuật về trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, cải tạo, nuôi dưỡng và làm giàu rừng, phòng trừ sâu bệnh, phòng, chống cháy rừng, khai thác sử dụng rừng cho người dân; Khuyến khích người dân (chăn thả gia súc đúng nơi quy định; sử dụng tài nguyên rừng hợp lý và hiệu quả; sử dụng tiết kiệm củi và hướng tới các nguồn chất đốt thay thế…)

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)