Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 25 - 26)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

2.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

2.1.5.1 Cơ chế chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Cơ chế chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ảnh hưởng đến quá trình tham gia chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của người dân. Cơ chế chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được thể hiện qua mức độ tương xứng của khoản tiền nhận được từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng so với công sức bỏ ra để chăm sóc, bảo vệ rừng và tính minh bạch/công bằng trong chi trả dịch vụ môi trường rừng.

2.1.5.2 Nhận thức của người dân về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Nhận thức của người dân về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ảnh hưởng đến hiệu quả của thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nhận thức của người dân về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là sự hiểu biết về tầm quan trọng của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mức độ quan tâm đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng như vấn đề bảo vệ rừng, sự nhiệt tình tham gia chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

2.1.5.3 Thái độ, năng lực của cán bộ địa phương về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Thái độ, năng lực của cán bộ địa phương về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Thái độ, năng lực của cán bộ địa phương về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thể hiện qua thái độ mức độ nhiệt tình trong vấn đề tuyên truyền, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; năng lực thể hiện qua trình độ chuyên môn, mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

13

2.1.5.4 Công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp và rừng

Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù có liên quan trực tiếp đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, phát huy các chức năng tổng hợp của hệ thống tài nguyên rừng như sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển xã hội nông thôn miền núi, đảm bảo quốc phòng an ninh… Công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp và rừng có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo ngành phát triển đúng hướng, ổn định và hiệu quả, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của quốc gia và từng vùng lãnh thổ.

Hệ thống quản lý Nhà nước về lâm nghiệp được xây dựng và vận hành đồng bộ, thống nhất theo hệ thống quản lý Nhà nước theo pháp luật của Việt Nam, đó là các cấp: trung ương, tỉnh, huyện và xã. Công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp và rừng ở cấp huyện, xã được coi là những cấp rất quan trọng và có nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển lâm nghiệp tại các địa phương bởi nhiều lý do, trong đó có lý do đây là cấp quản lý trực tiếp tài nguyên rừng, quản lý việc giao đất, khoán rừng và kiểm soát quá trình sử dụng đất lâm nghiệp cho các chủ rừng trên địa bàn, bên cạnh đó, quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp và rừng ở cấp huyện, xã có nhiều đặc điểm riêng, đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng riêng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 25 - 26)