Phương pháp thu thập thông tin và xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 45 - 46)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin và xử lý dữ liệu

3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được tập hợp từ các báo cáo, trang web, mục tiêu phát triển, các báo cáo, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đây là những tài liệu rất quan trọng làm cơ sở để xây dựng phương pháp luận và thực tiễn của đề tài.

Bảng 3.5 Thu thập số liệu thứ cấp

Nội dung dữ liệu Nguồn cung cấp, thu thập Phương pháp thu thập

Các thông tin về đặc điểm địa bàn nghiên

cứu

UBND xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình; sách, báo,

Internet có liên quan. Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã, các báo cáo

hàng năm của xã.

Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo, chọn lọc

thông tin

Thông tin về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện

Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Quỹ bảo vệ phát triển rừng, báo cáo, đề tài nghiên cứu khoa học,

luận văn.

UBND xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo, Thu thập

thông tin

Các công trình nghiên cứu trước đây có liên

quan, tài liệu khác

Thư viện, báo, Internet; Văn bản, báo, Internet…

Tìm hiểu, tổng hợp, chọn lọc thông tin, tìm hiểu, chọn lọc thông tin

3.2.1.2 Thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp, điều tra bằng bảng hỏi trực tiếp, ,... Ngoài ra còn một số phương pháp khác để thu thập như: tham khảo ý kiến của các cấp lãnh đạo trưởng thôn.

33

Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tiến hành điều tra 49 hộ nông dân bao gồm ở 3 thôn: thôn Đức Phong, thôn Phiếu, thôn Nà Mát và 11 cán bộ quản lý. Để phỏng vấn sâu, đánh giá xem việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng rừng và đời sống của người dân tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Thôn Đức Phong, Thôn Mát là thôn có diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng gần như nhiều nhất và Thôn Phiếu có diện tích rừng được chính sách dịch vụ môi trường rừng không nhiều nhưng trong đó diện tích rừng trồng được chi trả nhiều hơn rừng tự nhiên.

Hộ nông dân và cán bộ quản lý được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn thu thập thông tin cần thiết qua bộ câu hỏi có sẵn được thiết kế trong phiếu điều tra. Thời gian điều tra từ ngày 14/09/2020 đến 20/10/2020, thu thập chủ yếu bằng cách đến hội trường thôn hỏi người dân rồi tự điền vào phiếu điều tra.

Hộ nông dân: gồm 49 mẫu điều tra phỏng vấn. Trong đó, Thôn Đức Phong 16

mẫu điều tra phỏng vấn, Thôn Phiếu 14 mẫu điều tra phỏng vấn, Thôn Nà Mát 19 mẫu điều tra phỏng vấn. Nội dung điều tra phỏng vấn: đánh giá về nhưng vấn đề liên quan đến về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Cán bộ quản lý: gồm 11 mẫu điều tra phỏng vấn. Trong đó, cán bộ thôn cán

bộ thôn Đức Phong 3 mẫu điều tra phỏng vấn, cán bộ thôn Phiếu 3 mẫu điều tra phỏng vấn, cán bộ thôn Nà Mát 3 mẫu điều tra phỏng vấn và cán bộ xã Tiền Phong 2 mẫu điều tra phỏng vấn. Nội dung điều tra phỏng vấn: đánh giá về nhưng vấn đề liên quan đến về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 45 - 46)