Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp và rừng tại xã Tiền Phong,

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 93)

Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

* Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Thành lập và kiện toàn Ban kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở cơ sở đến thôn bản.

Xây dựng bộ tiêu chí kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng từ xã, thôn bản.

Nâng cao nhận thức của người dân trong việc nắm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để tự thực hiện kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong công tác quản lý bảo vệ rừng và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.

Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đảm bảo đúng quy định. Tăng cường, chủ động triển khai công tác kiểm tra, giám sát của các cấp các ngành; nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức giám sát chuyên đề, giám sát định kỳ thực hiện tốt các nội dung của chính sách đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của nhân dân, không để xảy ra sai sót, tiêu cực trong quá trình thực hiện.

* Bộ máy, tổ chức thực hiện

Hiện tại cơ cấu tổ chức bộ máy chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Hòa Bình đang được phân cấp quản lý từ Quỹ bảo vệ và PTR xuống trực tiếp đến chủ rừng vì thế cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Hòa Bình nói chung, kinh nghiệm của cán bộ, còn ít, chưa tự rà soát, tự kiểm tra diện tích cũng như chất lượng rừng được. Hiện tại, phần lớn đều dựa vào số liệu của ngành liên quan là kiểm lâm nhưng bất cập ở đây là lực lượng tham gia hỗ trợ chủ rừng và cộng đồng lại không được hưởng lợi ích gì từ chính sách, đây là sự thiệt thòi cho các bên tham gia. Vì vậy, cần phải có chế độ khuyến khích lực lượng kiểm lâm

81

và các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát rừng tốt hơn, công bằng hơn cho chủ rừng, cộng đồng bằng việc có chính sách hỗ trợ thêm thêm cho các bên làm nhiệm vụ này từ việc trích kinh phí từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Cần có quy chế trợ hỗ thêm cho các các tổ chức, cá nhân trực tiếp cung ứng dịch vụ môi trường rừng để họ có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ rừng nâng cao hiệu quả cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.

* Nâng cao năng lực cho các bên có liên quan

Các cơ quan có liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nên tiến hành nhiều lớp tuyên truyền, tập huấn, trang bị kiến thức cho cán bộ thực hiện. Phần lớn đội ngũ cán bộ hiện nay mới chỉ có những kiến thức rất sơ khai về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, chưa thực sự hiểu rõ cơ chế hoạt động cũng như các lĩnh vực liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Việc nâng cao nhận thức cho cán bộ là hết sức quan trọng vì họ là những người thực thi dự án tại địa phương, là một bên trung gian quan trọng đối với thành công của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Ngoài ra, cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân các kiến thức cần thiết về dịch vụ môi trường, vai trò và trách nhiệm của họ khi tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Hoạt động này là một phần quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của người dân và khuyến khích thêm nhiều người tham gia cung cấp dịch vụ môi trường. Các hình thức tuyên truyền nên thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, dễ hiểu và gắn với đời sống của nhân dân để họ hiểu được vai trò và những lợi ích mình sẽ nhận được.

* Bảo vệ và phát triển rừng

Công tác bảo vệ rừng

Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đặc biệt là các điểm nóng hay xảy ra tình trạng cháy rừng, vi phạm các quy định về bảo vệ rừng.

Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng đồng bộ từ xã đến thôn, xóm, hộ gia đình; xây dựng trạm bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, mua sắm phương tiện, dụng cụ phòng cháy chữa cháy rừng.

82

Tăng cường vai trò chức năng tham mưu trong công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng, thực thi pháp luật về lâm nghiệp cho các cấp ủy, chính quyền địa phương. Kiểm kê rừng theo định kỳ, rà soát, xây dựng bổ sung các chốt, trạm gác bảo vệ rừng.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm, tổ đội bảo vệ rừng từ xã đến thôn, xóm, hộ gia đình.

Ưu tiên khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng; tăng khả năng hưởng lợi trực tiếp từ rừng, bao gồm cả các khoản thu từ dịch vụ môi trường đem lại.

Hỗ trợ nguồn kinh phí từ nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho tổ, đội bảo vệ rừng ở các thôn bản để duy trì hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng.

Xây dựng các hương ước, quy ước trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại các thôn bản trên địa bàn huyện.

Công tác phát triển rừng

Phục hồi rừng tự nhiên: Thực hiện phục hồi rừng đối với rừng phòng hộ, rừng có trạng thái cây gỗ tái sinh (trạng thái Ic) với số lượng cây gỗ tái sinh có mục đích trên 1.000 cây/ha, số cây tái sinh triển vọng có chiều cao trên 1,0m chiếm trên 50% tổng số cây tái sinh thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Trồng rừng mới: Đầu tư trồng rừng đối với đất trống, đồi núi trọc không đủ điều kiện khoanh nuôi phục hồi rừng (trạng thái Ia, Ib), đất trồng rừng sau khai thác, chuyển đổi.

* Khoa học công nghệ

Sản xuất lâm nghiệp theo hướng bền vững, chuyển giao công nghệ, phương pháp canh tác tiên tiến, tiến bộ khoa học và công nghệ cho người dân.

Xây dựng và ban hành quy trình thâm canh trồng các loài cây phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái, tổ chức hướng dẫn chuyển giao nhanh vào sản xuất, đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng cây trồng.

83

Hàng năm bố trí nguồn vốn cho nghiên cứu khoa học tập trung cho việc trồng cây bản địa, giống mới, giống tốt, ứng dụng cơ giới vào sản xuất lâm nghiệp.

84

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tác động đến đời sống của người dân tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình: cải thiện sinh kế cộng đồng và nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách còn một số khó khăn như: quản lý lâm nghiệp còn hạn chế, chưa chuyên sâu; còn để xảy ra nhiều vụ việc phá rừng, đốt rừng... làm ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên rừng của xã; còn xảy ra hiện tượng chồng chéo chức năng quản lý giữa các phòng ban, cơ quan của địa phương; tính toán phương án chi trả còn bất cập.

Nhằm tiến hành khảo sát 49 hộ nông dân và 11 cán bộ sử dụng phương pháp nghiên cứu: chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra; phương pháp thu thập thông tin và xử lý dữ liệu; phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu; phương pháp phân tích số liệu và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong là 3.182,83 ha chiếm 7,02% tổng diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng của huyện Đà Bắc và chiếm 81,84% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã Tiền Phong. Số lượng HGĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư được chi trả dịch vụ môi trường rừng: năm 2019 là 540 hộ chiếm 89,85% so với tổng số lượng HGĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư của xã Tiền Phong.

Tuy nhiên thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình gặp nhiều khó khăn, hạn chế: mức độ hiểu biết của hộ về các chính sách của nhà nước về chi trả dịch vụ rừng còn rất thấp. Thu nhập từ chi trả dịch vụ môi trường rừng vào kinh tế hộ của các thôn là chưa đáng kể nên mức đóng góp kinh tế từ hoạt động này vào các hộ gia đình là chưa cao. Hỗ trợ quá thấp do vậy hầu hết người dân đều không có động lực dành thời gian chăm sóc, bảo vệ rừng. Công tác quản lý nhà nước về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: rất nhiều diện tích chồng chéo giữa các hộ, việc chi trả chưa thực tế; trình độ cán bộ quản lý nhà nước địa chính đất đai hạn chế.

85

Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình: Cơ chế chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Nhận thức của người dân về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Thái độ, năng lực của cán bộ địa phương về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và Công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp và rừng.

Từ đó nghiên cứu đề xuất một số nhằm tăng cường có hiệu quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình: (1) đẩy mạnh tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; nâng mức bồi thường, hoàn thiện cơ chế; (2) nâng cao nhận thức của người dân về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; (3) nâng cao thái độ, năng lực của cán bộ địa phương về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và (4) tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp và rừng.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Đối với nhà nước

Chính phủ cần xây dựng các quy định pháp lý chặt chẽ hơn về trách nhiệm của các bên tham gia: Thực tế hiện nay, chúng ta chưa xây dựng được một cơ chế quản lý nào đảm bảo rằng những người tham gia chi trả dịch vụ môi trường rừng phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Chẳng hạn, những người làm rừng khi tham gia chi trả dịch vụ môi trường rừng cần có hợp đồng cam kết trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ rừng hay các chứng chỉ chứng nhận họ đã duy trì dịch vụ môi trường. Đối với các doanh nghiệp thì cần có quy định chi trả, thời hạn chi trả hợp lý. Có như vậy, mới có thể vừa khuyến khích, vừa ràng buộc trách nhiệm giữa các bên tham gia.

5.2.2 Đối với huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chỉ đạo phòng ban chuyên môn, chính quyền địa phương triển khai thực hiện các chương trình, chính sách lâm nghiệp.

Phê duyệt, ban hành các văn bản triển khai thực hiện chính sách.

Tham mưu đề xuất UBND huyện, tỉnh trình các Bộ ngành có liên quan để thu hút các chương trình, dự án lâm nghiệp cho huyện.

86

5.2.3 Đối với xã Tiền Phong

Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần đánh giá những mặt đạt được và chưa đạt được trong quá trình thực hiện.

Cần mở rộng phạm vi điều tra, rà soát, đánh giá kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên diện rộng để thật sự đánh giá được tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Cần giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ phụ trách tổng hợp, quản lý dữ liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với bảo vệ và phát triển rừng một cách khoa học.

5.2.4 Đối với hộ nông dân

Tham gia thường xuyên mở các lớp tập huấn, tuyên truyền về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cùng với việc tuyên truyền lại cho chính những người xung quanh về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng như việc bảo vệ rừng.

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo thống kê xã Tiền Phong (2019). Tình hình đất đai, dân số và kinh tế tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc giai đoạn năm 2017-2019.

Bích Hợp (2019). Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Lợi ích kép. Truy cập tại http://www.monre.gov.vn/Pages/chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-loi-ich-kep.aspx ngày 05/12/2019.

Chính phủ (2010). Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Chính phủ (2013). Nghị định số điều của Luật giá số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một.

Đặng Xuân Phong (2016). Sổ tay xây dựng kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng. Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Lào Cai. Lào Cai.

Hoàng Nam (2020). Chi trả dịch vụ môi trường rừng - Bài 1: Thay đổi nhận thức, đời sống của đồng bào dân tộc. Truy cập tại https://baotintuc.vn/tay-bac-tay-nguyen-tay-nam- bo/chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-bai-1thay-doi-nhan-thuc-doi-song-cua-dong- bao-dan-toc-20200721103032019.htm ngày 22/07/2020.

IUCN (2018). Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên: Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN Việt Nam. Hà Nội.

Khánh Linh (2020). 10 năm, chi trả dịch vụ môi trường rừng đạt 16.758 tỷ đồng. Truy cập từ http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2020-11-24/10-nam-chi-tra-dich- vu-moi-truong-rung-dat-16758-ty-dong-95754.aspx ngày 24/11/2020.

Khánh Ly (2020). Dịch vụ môi trường rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng. Truy cập từ ngày https://moitruong.com.vn/tai-lieu/dich-vu-moi-truong-rung-va-chi-tra-dich- vu-moi-truong-rung-20752.htm ngày 24/01/2020.

Lê Hồng Phúc (2017). Lâm nghiệp cộng đồng. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. Hà Nội.

Minh Hiếu (2014). Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Lai Châu – Kỳ I: Cơ sở phát triển lâm nghiệp bền vững. Truy cập tại https://baolaichau.vn/kinh-t%E1%BA%BF/chi- tr%E1%BA%A3-d%E1%BB%8Bch-v%E1%BB%A5-m%C3%B4i-

tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-r%E1%BB%ABng-%E1%BB%9F-lai-ch%C3%A2u- %E2%80%93-k%E1%BB%B3-i-c%C6%A1-s%E1%BB%9F-ph%C3%A1t-

88

tri%E1%BB%83n-l%C3%A2m-nghi%E1%BB%87p-b%E1%BB%81n- v%E1%BB%AFng ngày 19/07/2014

Mơ Kiều (2020). 15 lý do chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Truy cập từ https://khbvptr.vn/hay-chung-minh-rang-bao-ve-rung-la-bao-ve-cuoc- song-cua-chung-ta/ ngày 24/10/2020.

Ngọc Thuấn (2020). Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Chính sách đi vào cuộc sống. Truy cập từ http://www.baosonla.org.vn/vi/bai-viet/chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung- chinh-sach-di-vao-cuoc-song-28285 ngày 06/01/2020.

Nguyễn Anh Phương (2020). Chính sách là gì. Truy cập tại https://chinhsach.vn/chinh-sach- la-gi/ ngày 19/06/2020.

Nguyễn Đình Tiến, Phạm Thu Thủy, Lê Ngọc Dũng, Vũ Tấn Phương, Jake Brunner, Karen Bennett (2013). Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam. Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR). Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Lung (2013). Quản lý rừng bền vững tại Việt Nam. Tập huấn quản lý tài nguyên thiên nhiên. Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng. Hà Nội.

Nguyễn Văn Ngọc (2018). Từ điển Kinh tế học. Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội.

Phạm Hải (2020). Người dân được thụ hưởng trên 22 tỷ đồng phí dịch vụ môi trường rừng. Truy cập tại http://dienbientv.vn/tin-tuc-su-kien/kinh-te/202011/xa-pu-xi-huyen- tuan-giao-tinh-dien-bien-nguoi-dan-duoc-thu-huong-tren-22-ty-dong-phi-dich-vu- moi-truong-rung-5711211/ ngày 24/11/2020.

Phạm Thu Thủy, Bùi Thị Minh Nguyệt, Phạm Hồng Lượng, Nguyễn Văn Diễn, Đào Thị Linh Chi, Hoàng Tuấn Long (2018). Vai trò của chi trả dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)