Kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 64 - 75)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện

4.2.5 Kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện

Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

4.2.5.1 Kết quả

Rừng đóng vai trò cung cấp nguồn gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ cho các nhu cầu sinh hoạt. Ngoài ra, rừng còn có chức năng bảo vệ môi trường, cung ứng dịch vụ môi trường rừng, duy trì khả năng sản xuất của các hệ sinh thái khác.

52

Bảng 4.6 Chủ rừng và diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc

STT Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ tăng trưởng (%)

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQC 1 Số lượng HGĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư Hộ 584 100,00 593 100,00 601 100,00 101,54 101,35 101,45 Số lượng HGĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư được chi trả dịch vụ môi trường rừng

Hộ 513 87,84 527 88,87 540 89,85 102,73 102,47 102,60

2 Diện tích đất lâm nghiệp Ha 3.315,10 100,00 3.505,86 100,00 3.888,93 100,00 105,75 110,93 108,31

Diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng (ha) Tổng diện tích Ha 2.633,19 79,43 2.839,31 80,99 3.182,83 81,84 107,83 112,10 109,94 Trong đó Rừng tự nhiên Ha 1.808,78 54,56 1.935,16 55,20 2.168,80 55,77 106,99 112,07 109,50 Rừng trồng Ha 824,41 24,87 904,15 25,79 1.014,03 26,07 109,67 112,15 110,91 3 Tiền chi trả dịch vụ môi trường

rừng

Triệu

đồng 771,28 100,00 847,64 100,00 931,28 100,00 109,90 109,87 109,88 Nguồn: Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà, 2019

53

Qua bảng 4.6 chỉ ra rằng: Số lượng HGĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư của xã Tiền Phong năm 2018 tăng 1,54% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 1,35% so với năm 2018. Trong đó, số lượng HGĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư được chi trả dịch vụ môi trường rừng: năm 2019 chiếm 89,85% so với tổng số lượng HGĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư của xã Tiền Phong; năm 2018 tăng 2,73% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 10,93% so với năm 2018. Diện tích đất lâm nghiệp của xã Tiền Phong năm 2018 tăng 5,75% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 1,35% so với năm 2018.

Diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng (ha) của xã Tiền Phong năm 2019 chiếm 81,84% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã Tiền Phong; năm 2018 tăng 7,83% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 12,1% so với năm 2018. Trong đó, rừng tự nhiên năm 2019 chiếm 55,77% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã Tiền Phong; năm 2018 tăng 6,99% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 12,07% so với năm 2018.

Các diện tích rừng này đều được giao cho HGĐ, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn quản lý và bảo vệ. Rừng trồng năm 2019 chiếm 26,07% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã Tiền Phong; năm 2018 tăng 9,67% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 12,15% so với năm 2018. Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2017 là 771,28 triệu đồng; năm 2018 là 847,64 triệu đồng và năm 2019 là 931,28 triệu đồng. Trong đó, năm 2018 tăng 9,9% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 9,87% so với năm 2018.

Như vậy, diện tích rừng của xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã được chi trả dịch vụ môi trường rừng gần hết tổng diện tích rừng mà xã nhận quản lý, bảo vệ. Số lượng HGĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư được chi trả dịch vụ môi trường rừng; Diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng (ha) và Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng có xu hướng tăng qua mỗi năm.

Với quyền hạn hạn chế nhưng người dân ở thôn đều quản lý tốt diện tích rừng phòng hộ được giao. Thông qua phỏng vấn, các hộ gia đình cho biết: các hoạt động khai thác trái phép, không tuân thủ quy định của thôn, xã và Ban quản lý rừng phòng hộ giảm đáng kể.

54

Bảng 4.7 Diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

STT HGĐ, cộng đồng dân cư toàn xã Tổng diện tích Rừng tự nhiên Rừng trồng SL (ha) TL (%) SL (ha) TL (%) SL (ha) TL (%) Tổng xã 3.182,83 100,00 2.186,80 100,00 1.014,03 100,00 1 Thôn Cò Xa 1.182,52 37,15 1.064,63 48,68 135,73 13,39 2 Thôn Oi Nọi 366,39 11,51 285,05 13,04 81,34 8,02 3 Thôn Mát 287,89 9,05 140,20 6,41 147,69 14,56 4 Thôn Đá Bia 262,11 8,24 59,04 2,70 203,07 20,03 5 Thôn Mực 183,79 5,77 129,44 5,92 54,33 5,36 6 Thôn Túp 168,12 5,28 60,67 2,77 107,45 10,60 7 Thôn Phiếu 163,93 5,15 139,23 6,37 24,70 2,44 8 Thôn Điêng 145,37 4,57 106,53 4,87 38,84 3,83 9 Thôn Lựng 106,42 3,34 50,56 2,31 55,86 5,51 10 Thôn Nà Luồng 99,20 3,12 53,76 2,46 45,44 4,48 11 Thôn Bãi Hà 72,79 2,29 21,51 0,98 51,46 5,07 12 Thôn Trê 70,15 2,20 46,63 2,13 23,52 2,32 13 Thôn Mó Hém 48,36 1,52 3,76 0,17 44,60 4,40 14 Cộng đồng xã 25,79 0,81 25,79 1,18 0,00 Nguồn: Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà, 2019

Qua bảng 4.8 chỉ ra rằng: cơ cấu thu nhập của các hộ, Thôn Đức Phong có thu nhập bình quân/ hộ cao hơn hẳn 2 thôn Phiếu và Nà Mát. Thu nhập của người dân thôn Đức Phong chủ yếu phụ thuộc vào dịch vụ du lịch, kinh doanh homestay, buôn bán và lao động di cư. Thôn Phiếu có thu nhập ít nhất trong 3 thôn thu nhập chủ yếu là kinh doanh du lịch, buôn bán.

55

Bảng 4.8 Cơ cấu kinh tế bình quân của hộ

Đơn vị: Triệu đồng Thôn Thu nhập BQ/hộ Rừng tự nhiên Chi trả dịch vụ môi trường rừng Nông nghiệp Lâm nghiệp Phi nông nghiệp Lao động di cư Đức Phong 102,65 4,83 0,06 21,50 11,88 32,39 32,00 Phiếu 43,21 0,00 0,04 6,31 0,00 30,86 6,00 Nà Mát 56,39 8,13 0,00 16,96 1,08 15,48 14,74 BQ các thôn 67,42 4,32 0,03 14,92 4,32 26,25 17,58

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020

Từ bảng trên ta thấy, thu nhập từ chi trả dịch vụ môi trường rừng vào kinh tế hộ của các thôn là chưa đáng kể, nên mức đóng góp kinh tế từ hoạt động này vào các hộ gia đình là chưa cao. Ngoài những đóng góp kinh tế từ hoạt động cung ứng dịch vụ môi trường rừng thì còn có những đóng góp về giá trị sử dụng tài nguyên rừng như hoạt động lấy gỗ làm nhà, lấy củi, lấy măng, lấy cây thuốc sử dụng trong gia đình.

Như vậy, thu nhập từ chi trả dịch vụ môi trường rừng vào kinh tế hộ của các thôn là chưa đáng kể, nên mức đóng góp kinh tế từ hoạt động này vào các hộ gia đình là chưa cao. Ngoài những đóng góp kinh tế từ hoạt động cung ứng dịch vụ môi trường rừng thì còn có những đóng góp về giá trị sử dụng tài nguyên rừng như hoạt động lấy gỗ làm nhà, lấy củi, lấy măng, lấy cây thuốc sử dụng trong gia đình.

4.2.5.2 Tác động chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến hành vi bảo vệ rừng

Chi trả các dịch vụ môi trường (PES-payments for environmental services) là kết quả của sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, cụ thể là của Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng (RCFEE), Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam (FSIV), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) và là đóng góp đáng kể của đối tác RUPES, trong đó có Tổ chức Winrock Quốc tế, Trung tâm Nông Lâm nghiệp thế giới

56

(ICRAF), Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) trong 5 năm qua.

Qua bảng 4.9 chỉ ra rằng: số hộ tham gia quản lý bảo vệ rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình: thôn Đức Phong năm 2018 tăng 9,09% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 41,67% so với năm 2018. Thôn Phiếu năm 2018 tăng 16,67% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 42,86% so với năm 2018. Thôn Nà Mát năm 2018 tăng 11,11% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 30% so với năm 2018. Như vậy, năm 2019 chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được phát triển rộng rãi, số hộ tham gia quản lý bảo vệ rừng tăng theo từng năm, trong đó thôn Đức Phong có số hộ tham gia nhiều nhất.

Bảng 4.9 Số hộ tham gia quản lý bảo vệ rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

STT Chỉ tiêu

Số hộ tham gia quản lý bảo vệ rừng Tốc độ tăng trưởng (%)

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

2018/ 2017 2019/ 2018 BQC SL (Hộ) TL (%) SL (Hộ) TL (%) SL (Hộ) TL (%) 1 Thôn Đức Phong 11 42,31 12 41,38 17 42,50 109,09 141,67 124,32 2 Thôn Phiếu 6 23,08 7 24,14 10 25,00 116,67 142,86 129,10 3 Thôn Nà Mát 9 34,62 10 34,48 13 32,50 111,11 130,00 120,19 Tổng 26 100,00 29 100,00 40 100,00 111,54 137,93 124,03

Nguồn: Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà, 2019 Qua điều tra, phỏng vấn và tìm hiểu tại xã Tiền Phong về công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng nhận thấy đây là một chính sách còn khá mới mẻ với người dân được hưởng lợi. Bên cạnh mục tiêu tăng độ che phủ, đảm bảo người dân tại xã Tiền

57

Phong có rừng có thể sống bằng nghề rừng cũng là một mục tiêu xã hội quan trọng của các chính sách lâm nghiệp của xã Tiền Phong. Tuy nhiên, vì là mới, nên chính sách này cần được theo dõi, đánh giá để tiếp tục sửa đổi hoàn thiện hơn, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong thực tế. Để đóng góp cho quá trình vận động sửa đổi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong theo hướng công bằng, minh bạch và bền vững.

Dịch vụ môi trường rừng đã trở thành động lực để bảo vệ rừng, ngăn chặn sự suy giảm diện tích rừng và suy thoái chất lượng rừng tự nhiên còn lại, đối phó với những tác động của biến đổi khí hậu vì vậy dịch vụ môi trường rừng có tầm quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

4.2.5.3 Hiệu quả xã hội

* Cải thiện thu nhập của hộ nông dân

Qua bảng 4.10 chỉ ra rằng: thu nhập bình quân của các hộ dân tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình: Thôn Đức Phong năm 2019 thu nhập bình quân/hộ là 102,65 triệu đồng; năm 2018 tăng 9,32% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 10,9% so với năm 2018.

Bảng 4.10 Thu nhập bình quân của các hộ dân tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

STT Thôn

Thu nhập bình quân/hộ

(triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/ 2017 2019/ 2018 BQC 1 Đức Phong 84,67 92,56 102,65 109,32 110,90 110,11 2 Phiếu 36,22 39,54 43,21 109,17 109,28 109,22 3 Nà Mát 47,97 51,30 56,39 106,94 109,92 108,42 Trung bình 56,29 61,13 67,42 108,61 110,28 109,44

58

Thôn Phiếu năm 2019 thu nhập bình quân/hộ là 43,21 triệu đồng; năm 2018 tăng 9,17% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 9,28% so với năm 2018. Thôn Nà Mát năm 2019 thu nhập bình quân/hộ là 56,39 triệu đồng; năm 2018 tăng 6,94% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 9,92% so với năm 2018. Như vậy, thu nhập bình quân của các hộ dân tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình có xu hướng tăng qua mỗi năm, sự thay đổi dao động trên phụ thuộc chủ yếu vào đơn giá hàng năm và số hộ tham gia có sự thay đổi của mỗi năm.

Biểu đồ 4.3 Khoản tiền nhận được từ chi trả dịch vụ môi trường rừng có lớn đối với hộ đối với hộ

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020

Qua biểu đồ 4.3 chỉ ra rằng: khoản tiền nhận được từ chi trả dịch vụ môi trường rừng có lớn đối với hộ: chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không với 95,45% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là đánh giá có với 4,55%. Như vậy, khoản tiền nhận được từ chi trả dịch vụ môi trường rừng không lớn đối với hộ tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Kết quả cho thấy chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng chưa tác động nhiều đến thu nhập của người dân tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

4,55%

95,45%

Có Không

59

* Ảnh hưởng đến công tác xóa đói giảm nghèo

Đa số những người cung cấp các dịch vụ môi trường tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nói riêng và ở Việt Nam nói chung đều là người nghèo. Là một quốc gia đang phát triển, đề cao công tác xóa đói giảm nghèo, do đó những dự án như chi trả dịch vụ môi trường vừa gắn với người nghèo, vừa bảo vệ môi trường rất được Chính phủ khuyến khích.

Hộp 4.4 Ý kiến về việc rất khó loại bỏ các hộ ra khỏi danh sách hộ nghèo tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Xã được giao 30 chỉ tiêu hộ nghèo được hưởng hỗ trợ, nếu sau khi bình xét từ thực tế mà có 31 hộ hoặc nhiều hơn 31 hộ thuộc diện nghèo thì sẽ rất khó trong việc loại bỏ các hộ ra khỏi danh sách các hộ nghèo được hưởng hỗ trợ.

(Phỏng vấn nhóm hộ nông dân xã Tiền Phong) “Nghèo/không nghèo, cận nghèo chênh nhau nửa miếng đậu thôi; Bình xét thì bình dân chủ, bỏ phiếu; anh em họ hàng nhiều thì được nhiều phiếu, bất cập khi phiếu rõ đấy mà đối tượng thì chưa phù hợp”.

(Phỏng vấn nhóm hộ nông dân xã Tiền Phong)

Chi trả dịch vụ môi trường rừng mục tiêu vì người nghèo được định nghĩa là “tất cả các tác động nhằm thúc đẩy và hỗ trợ người nghèo tham gia và hưởng lợi từ chi trả dịch vụ môi trường rừng”. Chi trả dịch vụ môi trường rừng có thể đem đến lợi ích cho người nghèo dưới hai hình thức trực tiếp và gián tiếp. Các lợi ích trực tiếp bao gồm những chi trả bằng tiền để giúp người cung cấp dịch vụ môi trường cải thiện thu nhập và đời sống của họ. Nhưng thực tế tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình việc phân chia hộ nghèo có sự bất cập nên việc được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các hộ dân có sự thiếu công bằng.

60

Hộp 4.5 Ý kiến về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ảnh hưởng đến công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Gia đình tôi thuộc hộ nghèo, khi được Nhà nước giao đất, giao rừng để trực tiếp tham gia quản lý và bảo vệ rừng, gia đình đã có thêm một phần nguồn thu nhập từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên, mức chi trả dịch vụ chưa cao và chính sách chi trả dịch vụ nhiều khi không đúng hạn.

(Phỏng vấn nhóm hộ nông dân xã Tiền Phong)

Như vậy, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tác động tới đến công tác xóa đói giảm nghèo đã tạo việc làm cho người dân hộ nghèo nhưng ảnh hưởng tới mức thu nhập cho người dân hộ nghèo còn rất thấp.

* Hỗ trợ phát triển cộng đồng

Qua bảng 4.11 chỉ ra rằng: các lợi ích khác của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng mà hộ, cộng đồng, xã được hưởng: Về xã dùng tiền từ chi trả dịch vụ môi trường rừng để cải tạo đường giao thông, trường học, trạm y tế,… chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không rõ, tiếp đến là đánh giá không và chiếm tỷ lệ thấp nhất là đánh giá có. Về thôn, bản dùng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng để cải tạo các công trình chung của thôn, bản (đường, nhà văn hóa,...) chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không..

61

Bảng 4.11 Các lợi ích của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng mà hộ, cộng đồng, xã được hưởng

STT Lợi ích Không Không rõ SL (n=49) TL (%) SL (n=49) TL (%) SL (n=49) TL (%)

1 Xã dùng tiền từ chi trả dịch vụ môi trường rừng để cải tạo

đường giao thông, trường học, trạm y tế,… 5 10,20 21 42,86 23 46,94

2

Thôn, bản dùng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng để cải tạo các công trình chung của thôn, bản (đường, nhà văn hóa,...)

15 30,61 25 51,02 9 18,37

3 Các hộ dân được trợ cấp lương thực từ chính sách chi trả

dịch vụ môi trường rừng 4 8,16 38 77,55 7 14,29

4 Các hộ dân được hỗ trợ đầu vào sản xuất (giống, phân

bón,...) từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 6 12,24 38 77,55 5 10,20 5 Các hộ dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất mới từ hoạt

động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 16 32,65 26 53,06 7 14,29

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 64 - 75)