Kinh nghiệm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở một số quốc gia

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 27 - 31)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.2 Kinh nghiệm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở một số quốc gia

quốc gia

* Trung Quốc

Lũ lụt lớn vào năm 1998 tại Trung Quốc đã giết chết hàng nghìn người, khiến hàng triệu người mất nhà cửa và gây thiệt hại hàng tỷ USD. Phần lớn lũ lụt được cho

15

là do nạn phá rừng ở vùng cao - nơi đất đai được khai phá để trồng lương thực nuôi dân số khổng lồ của đất nước. Chỉ một năm sau, một sáng kiến được gọi là 'Ngũ cốc cho màu xanh' - hay Chương trình chuyển đổi đất trồng trọt thành rừng (CCFP) - đã được đưa ra. Ngày nay, hơn 28 triệu ha đất đã được phục hồi, trở thành dự án trồng rừng lớn nhất trên thế giới. Cốt lõi của chương trình là cơ chế chi trả dịch vụ môi trường (PES), phần thưởng cho nông dân trồng cây trên các cảnh quan dốc. Đến nay, cả nước đã chi hơn 50 tỷ USD cho chương trình, bao gồm các ưu đãi bằng tiền mặt cho 124 triệu nông dân ở 25 tỉnh.

Zhang Kun, Phó Giám đốc Giám sát, Bộ phận các Chương trình Lâm nghiệp Trọng điểm, FEDRC, cho biết: “Chúng tôi muốn xem xét kỹ hơn hệ thống PES để xem nó ảnh hưởng như thế nào đến nông dân và làm sáng tỏ cách quản lý chương trình khổng lồ này. Các nhà khoa học cho biết khi hiểu thêm về cấu trúc của chương trình CCFP, họ có thể hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của một chương trình PES thành công.

Chính phủ Trung Quốc đã đã nỗ lực xây dựng một số mô hình công để chi trả cho dịch vụ môi trường, chẳng hạn như “Chương trình Bảo tồn đất dốc”; chương trình chi trả cho dịch vụ nước giữa những người bảo vệ rừng và các nhà máy điện tại các tỉnh Quảng Đông; dịch vụ nước giữa những người bảo vệ rừng và các người kinh doanh nước tại tỉnh Hebei, tỉnh Jiangxi và tỉnh Shiangxi, chi trả dịch vụ nước ở thượng nguồn sông Yangtze và ở thượng và trung lưu sông Huang He giữa Chính phủ và người nông dân. Nhìn chung, các chương trình chi trả dịch vụ môi trường tại Trung Quốc được đầu tư khá lớn và thường có quy mô rộng.

* Hàn Quốc

Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Hàn Quốc, đất đai và các đảo, biển, rừng thuộc sở hữu nhà nước và nhà nước sẽ giao cho các cá nhân, tổ chức sử dụng vào đúng mục đích dựa trên quy hoạch phát triển đã được phê duyệt. Để sở hữu đất vào các mục đích phát triển khu thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng…, chủ đầu tư phải đóng thuế sử dụng đất, trong đó 30% tiền thuế sử dụng đất được nhà nước sử dụng cho mục đích bảo vệ môi trường và tài nguyên biển.

16

Khách tham quan các khu bảo tồn rừng ngoài việc trả phí tham quan còn phải trả phí bảo tồn cho cơ quan quản lý sở tại. Kinh phí này được sử dụng để bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái đặc thù của khu bảo tồn. Quan điểm thu phí bảo tồn trong ngành du lịch ở khu bảo tồn Lalashan, Đài Loan là nhằm hạn chế số lượng quá đông số du khách không có nhu cầu thực sự ở lại khu bảo tồn trong thời gian dài. Thị trường PES được thiết lập nhằm tạo điều kiện cho các du khách muốn hưởng thụ hoặc kéo dài thời gian tham quan ở khu bảo tồn chi trả cho các giá trị đa dạng sinh học mà họ được thụ hưởng. Số tiền thu được sẽ chi tiêu cho các hoạt động bảo tồn và phát triển cộng đồng khu vực lân cận.

Nhìn chung, mặc dù chi trả dịch vụ môi trường ở Châu Á diễn ra muộn hơn so với các khu vực khác trên thế giới nhưng sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới. Trong đó, các chương trình chi trả dịch vụ môi trường tại Trung Quốc được đầu tư khá lớn và thường có quy mô rộng.

2.2.3 Kinh nghiệm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại một số địa phương của Việt Nam

2.2.3.1 Kinh nghiệm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Chiềng Sại, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La

Chiềng Sại là xã vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình của huyện Bắc Yên, toàn xã có 2.958 ha rừng, trước khi có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, toàn bộ diện tích rừng chủ yếu được quản lý, bảo vệ theo hương ước, quy ước, nên thường xuyên xảy ra cháy rừng và tình trạng phá rừng làm nương. Từ khi triển khai thực hiện chính sách, rừng đã được bảo vệ tốt hơn, tính riêng từ năm 2011 đến nay, xã đã được chi trả gần 5,9 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng (Ngọc Thuấn, 2020).

Quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Chiềng Sại, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La: Hằng năm, xã đã chỉ đạo các bản tổ chức họp dân công khai số tiền nhận được và đưa ra phương án sử dụng, bảo đảm công khai, minh bạch. Đối với chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình sẽ được chi trả đầy đủ, kịp thời; còn chủ rừng là cộng đồng, ban quản lý bản sẽ dùng để chi cho các mục đích chung của bản, gồm mua cây giống trồng rừng, mua vật liệu bê tông đường nội bản, liên bản, mua dụng cụ phục vụ công tác bảo vệ, PCCCR, chi thù lao cho tổ bảo vệ rừng và

17

khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ rừng. Qua đó, tạo được sự đồng tình, ủng hộ của người dân, 5 năm qua, trên địa bàn xã không để xảy ra cháy rừng, không còn tình trạng phá rừng làm nương, tỷ lệ độ che phủ rừng nâng lên 54% (Ngọc Thuấn, 2020).

Kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Chiềng Sại, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La: Sau 10 năm triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, có thể khẳng định đây là nguồn tài chính ổn định, bền vững, góp phần quan trọng nâng cao giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia. Đặc biệt, việc triển khai hiệu quả chính sách đã làm thay đổi nhận thức của nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, từng bước tạo lập sinh kế cho người dân sống được bằng nghề rừng (Ngọc Thuấn, 2020).

2.2.3.2 Kinh nghiệm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Pú Xi, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Trong 5 năm (2015-2020), trên 542 hộ dân thuộc 10 bản của xã Pú Xi, huyện Tuần Giáo đã được thụ hưởng hơn 22 tỷ đồng từ phí dịch vụ môi trường rừng. Xã Pú Xi hiện có trên 5.100 ha rừng, trong đó rừng phòng hộ là hơn 4.700 ha; gần 340 ha rừng sản xuất, độ che phủ hiện đạt gần 45% (Phạm Hải, 2020).

Quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Pú Xi, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên: ngay sau khi Đảng, nhà nước có chủ trương chi trả tiền phí dịch vụ môi trường rừng cho người dân, cấp ủy, chính quyền xã đã tích cực vận động nhân dân hạn chế phá rừng làm nương; chuyển đổi những diện tích nương canh tác kém hiệu quả sang trồng rừng sản xuất (Phạm Hải, 2020).

Kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Pú Xi, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên: Với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tạo cơ hội gắn kết giữa các chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng cư dân thôn, bản với các tổ chức, chính quyền về lâm nghiệp và góp phần nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng của người dân. Người dân đã thực sự coi rừng là sinh kế lâu dài. Nhờ kết hợp khoanh nuôi, bảo vệ rừng với chăn nuôi đại gia súc nên trong 5 năm trở lại đây, mỗi năm, xã Pú xi giảm được từ 1-2% hộ nghèo (Phạm Hải, 2020).

18

2.3.2.3 Kinh nghiệm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Hua Nà, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

Quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Hua Nà, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu: Toàn xã Hua Nà, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu có 9 bản, 506 hộ tham gia nhận khoán bảo vệ 160 ha rừng. Tổng số tiền hàng năm xã nhận được từ dịch vụ môi trường rừng là 260 triệu đồng. Số tiền được chi đến tận tay các hộ dân. Bà con các dân tộc trong xã rất phấn khởi vì thành quả công tác bảo vệ rừng của mình đã được nhà nước ghi nhận. Giờ đây, hầu hết các hộ gia đình tích cực trồng rừng hơn, xã đã hoàn thành trồng 50ha rừng theo kế hoạch được giao năm 2014, với diện tích rừng nhận khoán thì dành nhiều thời gian tuần tra, canh gác rừng, làm đường băng cản lửa... nên rừng được bảo vệ hiệu quả hơn (Minh Hiếu, 2014).

Kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Hua Nà, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu: Thông qua công tác hỗ trợ cây giống trồng rừng từ nguồn chi phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, năm 2013 toàn tỉnh trồng mới gần 35 ha rừng, năm 2014 trên 400 ha. Sau khi triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng làm thay đổi nhận thức của người dân về bảo vệ và phát triển rừng, thúc đẩy xã hội hóa nghề trồng rừng, tạo nguồn lực vững chắc cho phát triển lâm nghiệp (Minh Hiếu, 2014).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 27 - 31)