Nhận thức của người dân về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 79 - 83)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.2 Nhận thức của người dân về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền

xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững nói chung và quản lý tài nguyên rừng nói riêng.

Qua bảng 4.13 chỉ ra rằng: nhận thức của người dân về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình: về rừng cần được bảo vệ nghiêm ngặt không nên khai thác chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá đúng. Rừng là nguồn tạo thu nhập quan trọng của dân địa phương nên người dân phải được khai thác củi, gỗ, lâm sản chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá đúng.

Rừng cộng đồng thuộc sở hữu của cộng đồng nên ai cũng được khai thác chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá đúng. Không nên khai thác rừng vì bảo vệ rừng sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho gia đình tôi (ví dụ khai thác lâm sản ngoài gỗ, phát triển du lịch...) chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá đúng. Bảo vệ rừng là rất quan trọng vì rừng bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá đúng.

Trước khi có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, gia đình tôi đã chú trọng bảo vệ rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá đúng. Khi tham gia thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tôi muốn làm những việc mà chính sách yêu cầu chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá đúng.

67

Bảng 4.13 Nhận thức của người dân về vai trò chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc

STT Nhận định

Đúng Phân vân Sai SL (n=49) TL (%) SL (n=49) TL (%) SL (n=49) TL (%)

1 Rừng cần được bảo vệ nghiêm ngặt không nên khai thác 47 95,92 2 4,08 0 0,00 2 Rừng là nguồn tạo thu nhập quan trọng của dân địa phương nên người dân

phải được khai thác củi, gỗ, lâm sản 41 83,67 8 16,33 21 42,86

3 Rừng cộng đồng thuộc sở hữu của cộng đồng nên ai cũng được khai thác 46 93,88 3 6,12 36 73,47 4 Không nên khai thác rừng vì bảo vệ rừng sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho gia

đình tôi (ví dụ khai thác lâm sản ngoài gỗ, phát triển du lịch...) 41 83,67 8 16,33 1 2,04 5 Bảo vệ rừng là rất quan trọng vì rừng bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước 49 100,00 0 0,00 0 0,00 6 Trước khi có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, gia đình tôi đã chú

trọng bảo vệ rừng 49 100,00 0 0,00 1 2,04

7 Khi tham gia thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tôi muốn

làm những việc mà chính sách yêu cầu 43 87,76 6 12,24 1 2,04

8 Hầu hết mọi người đều cho rằng tham gia vào các hoạt động bảo vệ, phát

triển rừng là việc nên làm 47 95,92 2 4,08 0 0,00

9 Tham gia thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là góp phần

bảo vệ, phát triển rừng 48 97,96 1 2,04 0 0,00

10 Gia đình tôi tham gia bảo vệ, phát triển rừng vì nhận được tiền chi trả 47 95,92 2 4,08 16 32,65 11 Nếu trong các năm tới không còn nhận được tiền chi trả thì gia đình tôi sẽ

vẫn tiếp tục bảo vệ rừng 49 100,00 0 0,00 0 0,00

68

Hầu hết mọi người đều cho rằng tham gia vào các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng là việc nên làm chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá đúng. Tham gia thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là góp phần bảo vệ, phát triển rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá đúng. Gia đình tôi tham gia bảo vệ, phát triển rừng vì nhận được tiền chi trả chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá đúng. Nếu trong các năm tới không còn nhận được tiền chi trả thì gia đình tôi sẽ vẫn tiếp tục bảo vệ rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá đúng. Như vậy, người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng cũng như chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc.

Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (dịch vụ môi trường rừng) góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc quản lý và bảo vệ rừng của địa phương. Nhờ chính sách của Chính phủ, ý thức trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng của cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã được nâng cao.

Qua bảng 4.14 chỉ ra rằng: về các lợi ích của việc giữ, bảo vệ rừng: Cung cấp củi, gỗ chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá rất nhiều với 72,73%. Cung cấp lâm sản ngoài gỗ chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá nhiều với 45,45%. Chống xói mòn chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá nhiều với 63,54%. Giảm sạt lở đất chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá nhiều với 54,55%.

Điều hòa dòng chảy, nguồn nước chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá nhiều với 45,45%. Lọc nguồn nước trong sạch chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá nhiều với 54,55%. Điều hòa không khí (khí hậu) chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá rất nhiều với 63,64%.

Mang lại cảnh đẹp thiên nhiên chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá rất nhiều với 100%. Nơi tổ chức các hoạt động vui chơi, du lịch (khám phá, cắm trại) chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá nhiều với 54,55%. Giá trị văn hóa, tâm/thần linh chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá nhiều với 63,64%. Như vậy, cán bộ quán lý tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cũng nhận thức được lợi ích do rừng mang lại là rất nhiều.

69

Bảng 4.14 Đánh giá về các lợi ích của việc giữ, bảo vệ rừng

STT Lợi ích do rừng mang lại

Mức độ quan trọng

Rất ít Ít Trung bình Nhiều Rất nhiều SL (n=11) TL (%) SL (n=11) TL (%) SL (n=11) TL (%) SL (n=11) TL (%) SL (n=11) TL (%) 1 Cung cấp củi, gỗ 0 0,00 0 0,00 0 0,00 3 27,27 8 72,73

2 Cung cấp lâm sản ngoài gỗ 0 0,00 1 9,09 2 18,18 5 45,45 3 27,27

3 Chống xói mòn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 7 63,64 4 36,36

4 Giảm sạt lở đất 0 0,00 0 0,00 2 18,18 6 54,55 3 27,27

5 Điều hòa dòng chảy, nguồn nước 0 0,00 1 9,09 3 27,27 5 45,45 2 18,18

6 Lọc nguồn nước trong sạch 0 0,00 1 9,09 2 18,18 6 54,55 2 18,18

7 Điều hòa không khí (khí hậu) 0 0,00 0 0,00 0 0,00 4 36,36 7 63,64

8 Mang lại cảnh đẹp thiên nhiên 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 11 100,00 9 Nơi tổ chức các hoạt động vui chơi, du

lịch (khám phá, cắm trại) 1 9,09 1 9,09 2 18,18 6 54,55 1 9,09

10 Giá trị văn hóa, tâm/thần linh 0 0,00 1 9,09 2 18,18 7 63,64 1 9,09 Nguồn: Số liệu điều tra, 2020

70

Hộp 4.6 Ý kiến về nhận thức của người dân về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Trong lập kế hoạch của các chương trình tại xã Tiền Phong là mặc dù căn cứ vào định hướng phát triển và nhu cầu địa phương nhưng những nhu cầu này lại thường được lập nên bởi bộ phận lãnh đạo, sự phối hợp của người dân có, nhưng ít. Nhiều chương trình ở xã, người dân than phiền không được biết về lập kế hoạch. (Phỏng vấn nhóm cán bộ xã Tiền Phong)

Nhìn chung, người dân tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đều nhận thức lợi ích của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, nhận thức được vai trò của rừng. Tuy nhiên sự hiểu biết của người dân về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình còn hạn chế và nguyên nhân chính là do được tuyên truyền nhưng vẫn không hiểu rõ và do điều kiện tiếp cận thông tin khó khăn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 79 - 83)